Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư theo nguyên tắc thế nào? Có thể thông qua các hình thức gì?
Vốn hoạt động của công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm những nguồn vốn nào?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định về vốn hoạt động của công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu, bao gồm:
+ Vốn điều lệ của Công ty theo quy định của pháp luật;
+ Vốn tự tích lũy từ hoạt động kinh doanh được bổ sung vào nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu;
+ Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
- Vốn huy động bằng các hình thức vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Doanh thu của công ty Mua bán nợ Việt Nam gồm những khoản nào?
Tại Điều 28 Nghị định 129/2020/NĐ-CP quy định:
Doanh thu, thu nhập khác và chi phí
1. Doanh thu và thu nhập khác của DATC bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động xử lý nợ và tài sản tiếp nhận;
b) Doanh thu từ hoạt động xử lý nợ và tài sản đã mua;
c) Doanh thu từ hoạt động tài chính;
d) Thu nhập khác.
2. Chi phí của DATC bao gồm:
a) Chi phí hoạt động tiếp nhận nợ và tài sản;
b) Chi phí từ hoạt động mua nợ và tài sản;
c) Chi phí hoạt động tài chính;
d) Chi phí hoạt động quản lý của công ty;
đ) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
3. DATC thực hiện trích lập và sử dụng các khoản dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua, bán, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, DATC trích lập dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trên cơ sở các nguyên tắc sau:
a) Thời gian quá hạn và giá trị quá hạn thanh toán được căn cứ vào thời điểm chuyển giao quyền chủ nợ cho DATC hoặc theo cam kết trả nợ gần nhất của bên nợ phù hợp với phương án xử lý nợ mua;
b) DATC quyết định mức trích lập dự phòng hàng năm nhưng phải đảm bảo việc trích đủ 100% giá mua nợ còn lại trong thời gian không quá 5 năm.
4. Việc xác định doanh thu, chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó doanh thu và thu nhập khác của công ty Mua bán nợ Việt Nam gồm:
- Doanh thu từ hoạt động xử lý nợ và tài sản tiếp nhận;
- Doanh thu từ hoạt động xử lý nợ và tài sản đã mua;
- Doanh thu từ hoạt động tài chính;
- Thu nhập khác.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư theo nguyên tắc thế nào?
Tại Điều 24 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc hoạt động đầu tư của công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Nguyên tắc đầu tư
1. Thực hiện đầu tư, quản lý vốn đầu tư theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
2. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của DATC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Được chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư theo các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định về hình thức đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
- Hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
+ Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật;
+ Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật;
+ Mua toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
+ Mua công trái, trái phiếu, hối phiếu, các công cụ nợ khác (không bao gồm việc mua lại trái phiếu, hối phiếu do DATC phát hành để thực hiện nhiệm vụ theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền).
- Và các hình thức đầu tư không xác định là đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, như:
+ Hoạt động đầu tư mua cổ phiếu (bao gồm cả mua cổ phiếu gắn với phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp), trái phiếu chuyển đổi, quyền mua được phân chia theo số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại các công ty cổ phần do DATC thực hiện tái cơ cấu;
+ Đầu tư, nâng cấp tài sản tiếp nhận, tài sản bảo đảm, tài sản nhận thay thế nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) để khai thác, cho thuê;
+ Sử dụng nợ, tài sản đã mua để hợp tác kinh doanh, góp vốn tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; liên doanh, liên kết bằng tài sản đã mua với các tổ chức kinh tế, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?