Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có các khoản chi nào liên quan đến lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường?
- Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có các khoản chi nào liên quan đến lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường?
- Việc quản lý chi phí của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được thực hiện theo chế độ nào?
- Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật thì có được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hay không?
Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có các khoản chi nào liên quan đến lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường?
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về chi phí của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
Chi phí của VIETTEL
Chi phí của VIETTEL gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi khác của văn phòng VIETTEL và đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phụ lục số 01 Điều lệ VIETTEL là các khoản chi thực tế phát sinh có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường bao gồm:
...
đ) Chi đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động; tài trợ cho giáo dục, y tế; xây nhà tình nghĩa cho người nghèo; khắc phục hậu quả thiên tai; chi hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn hoạt động thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Điều lệ của VIETTEL.
e) Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật; bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.
g) Các khoản chi liên quan đến lao động:
- Các khoản chi cho lao động nữ;
- Chi bảo hộ lao động theo quy định của Bộ Luật lao động;
- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí;
- Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
- Chi tiền trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo Bộ Luật lao động.
...
Như vậy, các khoản chi liên quan đến lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường gồm có:
(1) Các khoản chi cho lao động nữ;
(2) Chi bảo hộ lao động theo quy định của Bộ Luật lao động;
(3) Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí;
(4) Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
Bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động;
Kinh phí công đoàn;
Chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh;
Khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên;
Các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
(5) Chi tiền trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo Bộ Luật lao động.
Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có các khoản chi nào liên quan đến lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường? (Hình từ Internet)
Việc quản lý chi phí của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được thực hiện theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về quản lý chi phí như sau:
Quản lý chi phí
1. Việc quản lý chi phí của VIETTEL thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước đối với Công ty TNHH 1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu và đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) VIETTEL xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của VIETTEL.
b) Phổ biến các định mức đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong VIETTEL biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí thì phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định pháp luật. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại. Tổng giám đốc quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
c) Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, dịch vụ của VIETTEL nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ để có giải pháp khắc phục kịp thời.
...
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý chi phí của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật thì có được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về chi phí của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội như sau:
Chi phí của VIETTEL
...
2. Chi phí hoạt động tài chính:
Các khoản chi phí liên quan đến đầu tư ra ngoài VIETTEL, bao gồm chi phí đầu tư tài chính (cổ phiếu, trái phiếu...), tiền lãi huy động vốn, giá trị vốn góp chuyển nhượng, chênh lệch tỷ giá, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.
3. Chi phí khác tương ứng với thu nhập khác quy định tại khoản 4, Điều 21 Thông tư này.
4. Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:
a) Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình;
b) Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của các khoản đầu tư xây dựng phát sinh trước thời điểm đưa công trình vào sử dụng;
c) Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của VIETTEL; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ;
d) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh VIETTEL do cá nhân gây ra.
Như vậy, theo quy định, đối với các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật mà không mang danh Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội do cá nhân gây ra thì không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?