Công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng đúng không?
- Công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng đúng không?
- Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền xử phạt hành chính đối với công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 không?
- Trường hợp nào công ty có quyền yêu cầu nhân viên làm thêm giờ mà không bị hạn chế số giờ làm thêm và nhân viên không được từ chối?
Công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng đúng không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, trường hợp công ty muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ trong ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người lao động. Nếu công ty yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong ngày Lễ Quốc khánh 2/9 mà người lao động không đồng ý là sai quy định.
Theo điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động ép lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 mà không được sự đồng ý của người lao động thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đồng (Mức phạt đối với cá nhân).
Tuy nhiên, nếu trường hợp công ty là tổ chức (công ty) thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là tối đa 50 triệu đồng.
Công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng đúng không? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền xử phạt hành chính đối với công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 không?
Theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động
Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền:
1. Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, điểm b khoản 7 Điều 39, khoản 8 Điều 39 Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các Điều 25, 26, 27 và khoản 9 Điều 39 Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 22, 23, 25, 26, 27, khoản 10 Điều 39 Nghị định này.
Theo quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền xử phạt hành chính đối với công ty ép nhân viên đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9.
Trường hợp nào công ty có quyền yêu cầu nhân viên làm thêm giờ mà không bị hạn chế số giờ làm thêm và nhân viên không được từ chối?
Theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về viêc làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì công ty có quyền yêu cầu nhân viên làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và nhân viên không được từ chối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?