Công ty điều chỉnh bảng lương thì có cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
- Công ty điều chỉnh bảng lương thì có cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
- Điều chỉnh bảng lương nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bị xử phạt hay không?
- Công ty có phải công khai bảng lương với người lao động không?
Công ty điều chỉnh bảng lương thì có cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
"Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện."
Theo đó, khi muốn điều chỉnh thang lương hay bảng lương thì công ty đều phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. ( Lưu ý: quy định này áp dụng đối với công ty có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, đối với công ty không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì không bắt buộc).
Khi điều chỉnh bảng lương có cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Điều chỉnh bảng lương nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng khi điều chỉnh bảng lương công ty lại không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).
Công ty có phải công khai bảng lương với người lao động không?
Theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai như sau:
"1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, công ty có trách nhiệm phải công khai thang lương, bảng lương với người lao động.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc xây dựng, điều chỉnh bảng lương theo quy định mới nhất hiện nay mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?