Công ty con có được trực tiếp đứng ra nhập khẩu máy móc, thiết bị từ công ty mẹ để thực hiện quan trắc, khảo sát dự án theo loại hình tạm nhập tái xuất được hay không?
Văn phòng đại diện của công ty mẹ có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
- Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty con có được trực tiếp đứng ra nhập khẩu máy móc, thiết bị từ công ty mẹ để thực hiện quan trắc, khảo sát dự án theo loại hình tạm nhập tái xuất được hay không?
Công ty con có được trực tiếp đứng ra nhập khẩu máy móc, thiết bị từ công ty mẹ để thực hiện quan trắc, khảo sát dự án theo loại hình tạm nhập tái xuất được hay không?
Căn cứ Điều 30 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện như sau:
"Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.”
Như vậy, các hoạt động (trong đó có việc làm thủ tục xuất nhập khẩu) liên quan đến kinh doanh, phát sinh lợi nhuận sẽ không thuộc nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện. Như vậy trường hợp trúng thầu dự án và nhập khẩu trực tiếp hàng hoá theo dự án, Công ty mẹ được ủy quyền cho Công ty khác tại Việt Nam đứng ra thực hiện tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị thực hiện quan trắc, khảo sát dự án.
Thời hạn và thủ tục tạm nhập tái xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định như sau về thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm như sau:
(1) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:
+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
+ Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
(2) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm xuất - tái nhập:
+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
+ Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
(3) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
(4) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
(5) Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(6) Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.
Như vậy, thời hạn và thủ tục tạm nhập tái xuất quy định như sau:
- Về hồ sơ tạm nhập tái xuất:
+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
+ Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
- Về thủ tục tạm nhập - tái xuất: Theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
- Về thời hạn tạm nhập - tái xuất: thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tạm xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?