Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hay không?
Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về vốn của công ty cổ phần cụ thể như sau:
Vốn của công ty cổ phần
...
5. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.
Như vậy, công ty cổ phần được phép giảm vốn điều lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sỡ hữu cổ phần của họ trong công ty theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài khác sau khi hoàn trả.
- Công ty mua lại cổ phần theo quyết định của công ty nhưng không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.
- Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông.
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Theo đó, công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông.
Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hay không? (Hình từ Internet)
Khi nào phải nộp lại tờ khai thuế môn bài sau khi thay đổi vốn điều lệ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về lệ phí môn bài như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công
Người nộp thuế thực hiện quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế. Đối với thời hạn nộp hồ sơ khai của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Quản lý thuế được thực hiện như sau:
1. Lệ phí môn bài
a) Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn công ty phải nộp lại tờ khai thuế môn bài sau khi thay đổi vốn điều lệ là chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
Đối tượng nào phải nộp lệ phí môn bài theo quy định?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
(1) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(2) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã 2012.
(3) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(4) Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
(5) Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(6) Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại (1), (2), (3), (4) và (5) (nếu có).
(7) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lưu ý: Trừ các trường hợp được miễn lệ phí môn bài quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?