Công ty cổ phần có được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
- Công ty cổ phần có được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
- Đối tượng nào có trách nhiệm trong việc mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông?
- Đại hội đồng cổ đông thường niên công ty cổ phần thảo luận và thông qua các vấn đề gì?
Công ty cổ phần có được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
Theo quy định tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 về mời họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
b) Phiếu biểu quyết.
4. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu.
Đồng thời, theo quy định Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
Như vậy, hiện nay, các quy định về pháp luật doanh nghiệp liên quan vẫn chưa có quy định về vấn đề công ty cổ phần có được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không.
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu xét thấy cần thiết, công ty cổ phần vẫn có thể được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với tư cách khách mời.
Công ty cổ phần có được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm trong việc mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:
Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
...
5. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
e) Xác định thời gian và địa điểm họp;
g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;
h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.
Như đã phân tích ở trên thì trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết, công ty cổ phần vẫn có thể được quyền mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Theo đó, việc mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể được xem công việc khác phục vụ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Hay nói cách khác, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông là đối tượng có trách nhiệm trong việc mời chủ nợ, nhà báo và tổ chức khác không sở hữu cổ phần của công ty tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông thường niên công ty cổ phần thảo luận và thông qua các vấn đề gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
- Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Báo cáo tài chính hằng năm;
- Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
- Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?