Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì? Phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được thực hiện thế nào?
Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì?
Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12617:2019 về Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng (Walk-through metal detector)
Thiết bị dùng công nghệ cảm ứng từ trường để kiểm tra, phát hiện các vật thể bằng kim loại và chỉ thị vị trí vật thể đó.
3.2
Vùng phát hiện (Detection Zones)
Khu vực được phân chia theo chiều cao của cổng từ, có bố trí các cảm biến để phát hiện vật thể kim loại.
3.3
Tần suất kiểm tra (Check frequency)
Số lượng người mà cổng từ có thể kiểm tra trong thời gian một phút.
3.4
Độ nhạy (Sensitivity)
Khả năng phát hiện vật thể bằng kim loại trong phạm vi một vùng của cổng từ.
CHÚ THÍCH: Độ nhạy được xác định theo kích thước vật mẫu (vật mẫu bằng kim loại có kích thước = 40 x 15.4 x 3.1 mm (dài x rộng x dày)). Kích thước vật mẫu được xác định theo tiêu chuẩn NIJ 0601.02 của Viện Tư pháp Mỹ
...
Như vậy, theo quy định, cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là thiết bị dùng công nghệ cảm ứng từ trường để kiểm tra, phát hiện các vật thể bằng kim loại và chỉ thị vị trí vật thể đó.
Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì? (Hình từ Internet)
Phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được thực hiện thế nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12617:2019 về Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp quy định thì phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được tiến hành như sau:
(1) Điều kiện thử nghiệm:
- Nhiệt độ: 15 °C đến 35 °C;
- Độ ẩm: 25 % đến 75 %;
- Vật mẫu bằng kim loại có kích thước = 40 x 15.4 x 3.1 mm (dài x rộng x dày).
(2) Phương pháp thử, kiểm tra
- Kiểm tra hình thức cảnh báo:
+ Kiểm tra tín hiệu cảnh báo âm thanh, ánh sáng thông qua các giác quan.
+ Yêu cầu phải có âm thanh phát ra và ánh sáng hiển thị khi phát hiện được vật thể kim loại cũng như khi có cảnh báo.
- Xác định chỉ thị báo động: Cho cổng từ hoạt động bình thường, rồi tiến hành xác định:
+ Đối với cảnh báo bằng âm thanh: Sử dụng thiết bị đo cường độ âm thanh. Đặt thiết bị đo âm thanh ở khoảng cách tối thiểu 0.5m so với cổng từ. Tiến hành đo âm thanh báo động phát ra khi có vật thể kim loại
Yêu cầu cường độ âm thanh phải đạt mức tối thiểu 75 dB.
+ Đối với cảnh báo ánh sáng bằng phương pháp quan sát thì màu ánh sáng phát hiện kim loại phải khác với màu các cảnh báo khác.
(3) Kiểm tra lưu trữ chương trình: Cho cổng từ hoạt động, thiết lập chương trình làm việc cho cổng từ, thiết lập độ nhạy. Ghi lại các chỉ số thiết lập.
Tắt cổng từ trong thời gian 5 phút, rồi bật nguồn cho cổng từ hoạt động trở lại. Kiểm tra chương trình làm việc và các chỉ số về độ nhạy của cổng từ.
Yêu cầu chương trình làm việc và các chỉ số về độ nhạy không thay đổi so với trước khi tắt nguồn.
(4) Kiểm tra khả năng điều chỉnh độ nhạy: Cho cổng từ hoạt động bình thường, rồi điều chỉnh độ nhạy thay đổi trong khoảng (0 ÷ 100)%. Yêu cầu cổng từ có thay đổi độ nhạy.
(5) Xác định độ nhạy: Độ nhạy được xác định theo kích thước vật mẫu.
Cho vật mẫu đi qua cổng từ, nếu cổng từ phát hiện được vật mẫu thì đạt được độ nhạy yêu cầu.
Nếu cổng từ phát hiện được vật mẫu có kích thước càng bé thì đồng nghĩa với độ nhạy cổng từ càng cao.
(6) Xác định tần suất kiểm tra: Cho cổng từ hoạt động, đưa vật mẫu đi qua cổng từ với tốc độ (0.2 ÷ 2) m/s trong khoảng thời gian 60s.
Yêu cầu cổng từ phát hiện và đếm được số lần mà cổng từ phát hiện được kim loại trong khoảng thời gian đó.
(7) Xác định số vùng phát hiện: Cho người lần lượt mang vật mẫu được dấu trên các phần khác nhau của cơ thể (như phần cổ, phần ngực...) rồi đi qua cổng từ đang hoạt động.
Yêu cầu cổng từ phát hiện được kim loại tương ứng với các vị trí của cơ thể có dấu vật mẫu.
(8) Kiểm tra nhiễu kim loại đặt cố định: Sử dụng các vật kim loại bất kỳ đặt cố định cách hai bên cánh cổng từ ở khoảng cách tối thiểu 0.5 m, bật nguồn cho cổng từ hoạt động. Yêu cầu cổng từ phải hoạt động tốt.
(9) Kiểm tra nhiễu điện từ: Sử dụng máy phát sóng và anten để phát sóng vô tuyến điện. Phụ thuộc vào việc đặt thiết bị gần hay xa nguồn thử mà chọn công suất máy phát sóng cho phù hợp.
Cho máy phát sóng phát ở các tần số 30 MHz, 300 MHz, 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz.
Bật nguồn cho cổng từ hoạt động. Yêu cầu cổng từ phải hoạt động tốt.
Nhãn hiệu gắn trên cổng từ phát hiện kim loại theo vùng phải có tối thiểu những thông tin nào?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12617:2019 về Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp quy định thì nhãn hiệu phải được gắn chắc chắn vào cổng từ.
Trên nhãn hiệu phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Tên hoặc nhãn hiệu hàng hóa;
- Tên hãng sản xuất, nước sản xuất;
- Số nhận dạng (như số hiệu sản phẩm, serial);
- Điện áp sử dụng;
- Tháng, năm sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?