Công trình thủy lợi nhỏ về xây dựng trạm bơm điện có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ 100% chi phí hay không?
- Công trình thủy lợi nhỏ về xây dựng trạm bơm điện có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ 100% chi phí hay không?
- Nguồn hỗ trợ cho công trình thủy lợi nhỏ là từ những nguồn nào? Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hoạt động ra sao?
- Trong việc hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ thì các bộ sẽ có những trách nhiệm gì?
Công trình thủy lợi nhỏ về xây dựng trạm bơm điện có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ 100% chi phí hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện như sau:
Hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện, cống và kiên cố kênh mương
1. Nội dung chính sách hỗ trợ
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng cống, kiên cố kênh mương: Hỗ trợ tối đa 70%, riêng vùng trung du, miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 90% tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình;
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Hỗ trợ tối đa 40% giá trị mua máy móc, thiết bị đầu tư xây dựng.
2. Chính sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.
Theo quy định trên thì mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đối với công trình thủy lợi nhỏ về trạm bơm điện như sau:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cống, kiên cố kênh mương: Hỗ trợ tối đa 70%, riêng vùng trung du, miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 90% tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình;
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Hỗ trợ tối đa 40% giá trị mua máy móc, thiết bị đầu tư xây dựng.
Như vậy, việc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ 100% chi phí đầu tư xây dựng là không thể được. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tối đa là 40% giá trị mua máy móc, thiết bị đầu tư xây dựng.
Công trình thủy lợi nhỏ về xây dựng trạm bơm điện có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ 100% chi phí hay không? (Hình từ Internet)
Nguồn hỗ trợ cho công trình thủy lợi nhỏ là từ những nguồn nào? Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hoạt động ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về nguồn hỗ trợ công trình thủy lợi nhỏ như sau:
Nguồn vốn hỗ trợ
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan.
2. Ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về cơ chế hỗ trợ công trình thủy lợi nhỏ như sau:
Cơ chế hỗ trợ
1. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư như sau:
a) Khi khối lượng công việc đạt 60%, được giải ngân 50%;
b) Khi khối lượng công việc đạt 100%, được giải ngân 100%.
2. Trường hợp cùng thời gian, nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Theo đó, nguồn hỗ trợ cho các công trình thủy lợi nhỏ như xây dựng trạm bơm điện được lấy từ:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan.
- Ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương.
Ngân sách nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ sau đầu tư theo khối lượng công việc:
- Khi khối lượng công việc đạt 60%, được giải ngân 50%;
- Khi khối lượng công việc đạt 100%, được giải ngân 100%.
Lưu ý: Đối với các công trình thủy lợi nhỏ có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Trong việc hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ thì các bộ sẽ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bộ như sau:
Trách nhiệm của các bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung theo quy định của Nghị định này. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
b) Chỉ đạo xây dựng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các tài liệu kỹ thuật hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định của Nghị định này;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo dõi, tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan rà soát, hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ về tài chính để thực hiện các chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương và bố trí các nguồn vốn khác để thực hiện các chính sách theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, các bộ sẽ có những trách nhiệm cần thực hiện trong việc hỗ trợ chi phí thực hiện công trình thủy lợi nhỏ theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?