Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là gì? Những công trình nào phải quan trắc khí tượng thủy văn?

Tôi muốn tìm hiểu về vấn đề để nâng cao kiến thức của mình về công trình quan trắc khí tượng thủy văn được quy định như thế nào? Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn được pháp luật quy định ra sao? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là gì?

Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13345:2021 quy định như sau:

"3.1
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn (Hydrometeorological observing works)
Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành để lắp đặt phương tiện đo, thiết bị thông tin khí tượng thủy văn."

Quan trắc khí tượng thủy văn

Quan trắc khí tượng thủy văn

Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định như sau:

"Điều 16. Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn
1. Nội dung bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
a) Xây dựng hồ sơ, chỉ giới đất, phạm vi hành lang kỹ thuật công trình và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình;
b) Bảo vệ hành lang kỹ thuật; ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này;
c) Thực hiện các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và các trường hợp rủi ro khác gây ra;
d) Bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa công trình theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.
2. Trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan."

Theo quy định pháp luật những công trình nào phải quan trắc khí tượng thủy văn?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 38/2016/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:

“Điều 3. Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn
1. Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật khí tượng thủy văn gồm:
a) Sân bay dân dụng;
b) Đập, hồ chứa nước thuộc loại quan trọng đặc biệt, loại lớn, loại vừa theo quy định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông (sau đây gọi tắt là đập, hồ chứa);
c) Bến cảng thuộc cảng biển loại I và loại II theo danh mục cảng biển, bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải công bố.
Trường hợp cảng biển có nhiều bến cảng thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, tổ chức lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ quan khí tượng thủy văn tại địa phương khu vực cảng biển quyết định lựa chọn, chỉ định một hoặc một số bến cảng có tính đại diện về điều kiện tự nhiên khí tượng thủy văn cho khu vực cảng biển để tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này. Các bến cảng còn lại được quyền khai thác, chia sẻ thông tin quan trắc và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí theo tỷ lệ bình quân để thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
Bến cảng thuộc cảng quân sự thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Cầu có khẩu độ thông thuyền từ 500 mét trở lên;
đ) Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp;
e) Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch;
g) Vườn quốc gia;
h) Tuyến đường cao tốc tại khu vực thường xuyên có thời tiết nguy hiểm được xác định theo phân vùng rủi ro thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và được cập nhật định kỳ 3 năm một lần;
i) Cảng thủy nội địa tổng hợp loại I trở lên;
k) Công trình mang tính chất đặc thù gồm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn thuộc các cụm Dịch vụ Kinh tế - Kỹ thuật (DK1), sân bay quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Chủ sở hữu đối với đập, hồ chứa, tổ chức quản lý trực tiếp vườn quốc gia, công trình mang tính chất đặc thù phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đối với sân bay, bến cảng, cầu, tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình, cáp treo, tuyến đường cao tốc, cảng thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để tổ chức thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
3. Sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp cần thiết Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung loại công trình phải quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.”

Như vậy, những công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn gồm những công trình được nêu trên theo quy định pháp luật.

Khí tượng thủy văn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khí tượng thủy văn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không khí lạnh Miền Bắc ảnh hưởng tới những khu vực nào? Dự báo diễn biến không khí lạnh Miền Bắc ra sao?
Pháp luật
Mưa lớn ở TPHCM và miền Nam từ ngày 12-13/9 gây ngập úng theo tin dự báo thời tiết TPHCM ra sao?
Pháp luật
Lịch thủy triều Quy Nhơn 2024 như thế nào? Lịch thủy triều Quy Nhơn 2024 pdf? Xem lịch thủy triều Quy Nhơn 2024 ở đâu?
Pháp luật
Thời gian ban hành bản tin dự báo bão mới nhất là khi nào? Nội dung tin dự báo bão gồm những gì?
Pháp luật
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn là đơn vị dự toán cấp mấy? Nhiệm vụ của Trung tâm là gì?
Pháp luật
Đài Khí tượng cao không là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của Đài Khí tượng cao không là gì?
Pháp luật
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ là đơn vị dự toán cấp mấy? Có bao nhiêu đơn vị hạch toán phụ thuộc?
Pháp luật
Các bước trong quy trình kỹ thuật dự báo và cảnh báo triều cường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được dự báo, cảnh cáo theo quy trình kỹ thuật thế nào? Nội dung dự báo, cảnh cáo gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí tượng thủy văn
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
962 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí tượng thủy văn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khí tượng thủy văn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào