Công trình kiến trúc có giá trị có thực hiện đánh giá các tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa không?
Việc quản lý công trình kiến trúc có giá trị được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 thì:
Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.
Như vậy kiến trúc là một nội dung quan trong trọng lĩnh vực xây dựng - đô thị của đất nước, và để bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc thì pháp luật cũng đề ra những quy định về quản lý công trình kiến trúc có giá trị tại Điều 13 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
- Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Công trình kiến trúc có giá trị không thuộc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, đánh giá hằng năm, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị nêu trên trước khi phê duyệt.
- Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;
+ Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;
+ Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;
+ Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;
+ Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
Việc quản lý công trình kiến trúc có giá trị được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Công trình kiến trúc có giá trị có thực hiện đánh giá các tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa không?
Việc tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị được quy định tại Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
1. Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
b) Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
c) Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
d) Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
2. Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
b) Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
c) Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
3. Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, ngoài tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan thì công trình kiến trúc có giá trị còn phải đáp ứng các tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa.
- Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
+ Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
+ Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
+ Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
Công trình kiến trúc có giá trị được phân làm mấy loại?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về phân loại công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Phân loại công trình kiến trúc có giá trị
1. Công trình kiến trúc có giá trị được phân thành 03 loại:
Loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa; tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên. Loại II khi đáp ứng hai tiêu chí; loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này phân loại và quyết định biện pháp, kinh phí thực hiện để quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị của công trình kiến trúc.
Như vậy, công trình kiến trúc có giá trị được phân thành 03 loại dựa trên các tiêu chí đánh giá nêu trên nhằm có chính sách phù hợp trong việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị một cách phù hợp và có hiệu quả. như sau:
- Loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa trong đó tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên.
- Loại II khi đáp ứng hai tiêu chí;
- Loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị được quy định tại Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?