Công trình công cộng quy định chiều cao tầng và sảnh hành lang phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu mét theo đúng Tiêu chuẩn?
Quy định chung đối với công trình công cộng là gì?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định như sau:
"4. Quy định chung
4.1. Thiết kế nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
4.2. Nhà và công trình công cộng trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc thiết kế đô thị được duyệt, tuân thủ giấy phép xây dựng và các qui định tại quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của địa phương;
4.3. Không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình.
4.4. Khi thiết kế nhà và công trình công cộng phải căn cứ vào những điều kiện khí hậu tự nhiên, địa chất thủy văn, các tiện nghi phục vụ công cộng, khả năng xây lắp, cung ứng vật tư và sử dụng vật liệu địa phương.
4.5. Chiều cao nhà và công trình công cộng tùy thuộc vào đồ án quy hoạch được duyệt, tính chất công trình, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kinh tế của từng địa phương để lựa chọn cho phù hợp.
4.6. Nhà và công trình công cộng được thiết kế với cấp công trình theo qui định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng [1].
4.7. Nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo [2], đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [3].
4.8. Nhà và công trình công cộng được xây dựng ở vùng có động đất hoặc trên nền đất lún phải tuân theo qui định trong TCVN 9386-1:2012.
4.9. Trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60 m, khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15 m.
4.10. Cấu tạo và vật liệu của khe lún phải dựa vào vị trí và yêu cầu để có các biện pháp chống thấm, chống cháy, giữ nhiệt, chống mối mọt phù hợp.
4.11. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.
Đối với các công trình xây dựng được cấp phép xây dựng mới bên trong khu vực đã được công nhận là di sản văn hóa phải nghiên cứu hình thức kiến trúc phù hợp, sử dụng vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình di sản của khu vực;
4.12. Thiết kế, xây dựng nhà và công trình công cộng phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng như qui định trong TCXDVN 264:2002."
Như vậy, thiết kế công trình công cộng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Khi thiết kế công trình công cộng phải căn cứ vào những điều kiện khí hậu tự nhiên, địa chất thủy văn, các tiện nghi phục vụ công cộng, khả năng xây lắp, cung ứng vật tư và sử dụng vật liệu địa phương.
Nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình.
Công trình công cộng quy định chiều cao tầng và sảnh hành lang phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu mét theo đúng Tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về tiêu chuẩn công trình công cộng hiện hành: Tải về
Công trình công cộng quy định chiều cao tầng và sảnh, hành lang phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu mét?
Theo Mục 6.1, Mục 6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định về chiều cao tầng và sảnh, hành lang công trình công cộng như sau:
"6.1. Chiều cao tầng
6.1.1. Chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m.
6.1.2. Đối với các công trình có các không gian lớn (như hội trường, phòng khán giả, phòng đa năng, giảng đường, các không gian công cộng khác), tùy thuộc yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị nhưng chiều cao tầng không nhỏ hơn 3,6m.
6.1.3. Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2m.
Trường hợp tầng hầm được sử dụng làm không gian dịch vụ, thương mại thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,0m.
CHÚ THÍCH: Đối với nhà và công trình công cộng có tầng kỹ thuật thì chiều cao của tầng kỹ thuật xác định theo thiết kế, không kể vào chiều cao của tầng nhà, nhưng phải tính vào chiều cao công trình để tính khối tích của ngôi nhà.
6.2. Sảnh, hành lang
6.2.1. Thiết kế sảnh, sảnh tầng, hành lang (giao thông ngang), không gian chuyển tiếp phải đảm bảo lưu thông trong công trình và tính đến khả năng thoát người ra khu vực an toàn khi có sự cố.
6.2.2. Trong nhà và công trình công cộng, sảnh được tính toán theo chỉ tiêu diện tích từ 0,2 m2/người đến 0,3 m2/người.
6.2.3. Chiều rộng hành lang được tính toán theo yêu cầu thoát hiểm, phòng cháy và đảm bảo yêu cầu sau:
- Với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m;
- Với hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m."
Theo đó, chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m. Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2m.
Trong công trình công cộng, sảnh được tính toán theo chỉ tiêu diện tích từ 0,2 m2/người đến 0,3 m2/người. Chiều rộng hành lang được tính toán theo yêu cầu thoát hiểm, phòng cháy và đảm bảo yêu cầu sau: với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m, với hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m.
Thang máy trong công trình công cộng nên được thiết kế như thế nào để đúng với Tiêu chuẩn?
Theo Mục 6.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định về Thang máy của nhà và công trình công cộng như sau:
"6.6. Thang máy
6.6.1. Nhà và công trình công cộng có độ cao trên 6 tầng ngoài cầu thang bộ nên thiết kế thang máy. Số lượng thang phụ thuộc vào loại thang và lượng người phục vụ. Trường hợp có yêu cầu đặc biệt phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6.6.2. Việc thiết kế và lựa chọn công suất, tải trọng và vận tốc của thang máy phải căn cứ vào số tầng cần phục vụ, lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm, yêu cầu về chất lượng phục vụ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
6.6.3. Việc lắp đặt thang máy và yêu cầu an toàn khi sử dụng tuân theo qui định có liên quan [4].
6.6.4. Mỗi một đơn nguyên công trình hay một khu phục vụ sử dụng thang máy làm phương tiện giao thông đứng chủ yếu thì số lượng thang máy chở người không được ít hơn 2.
6.6.5. Thang máy phải được bố trí ở gần lối vào chính.
6.6.6. Buồng thang máy phải đủ rộng, có biện pháp thông gió, chống ẩm, chống bụi và bố trí tay vịn xung quanh. Bảng điều khiển và chỉ dẫn phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
6.6.7. Không được bố trí trực tiếp bể nước trên buồng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp ga và các đường ống kỹ thuật khác đi qua buồng thang máy.
6.6.8. Kết cấu bao che của buồng thang máy phải được cách nhiệt, cách âm và chống rung."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?