Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là gì? Dự án đầu tư xây dựng được phân loại dựa trên những căn cứ nào?
Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là gì?
Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án.
2. Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục X Nghị định này.
3. Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè và các công trình tương tự khác.
...
Theo đó, công trình chính của dự án đầu tư xây dựng được hiểu là công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án.
Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) về phân loại dự án đầu tư xây dựng:
Theo đó, việc phân loại dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư. Cụ thể:
(1) Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm:
- Dự án quan trọng quốc gia;
- Dự án nhóm A;
- Dự án nhóm B;
- Dự án nhóm C.
(2) Căn cứ vào công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau đây:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
(3) Căn cứ vào nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau đây:
- Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
- Dự án PPP;
- Dự án sử dụng vốn khác.
Lưu ý: Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.
Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 51 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.
2. Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
3. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
5. Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.
- Dự án đầu tư xây dựng phải có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?