Công trình bến là gì? Khi lựa chọn kết cấu công trình bến cảng thủy nội địa cần chú ý những gì?
Công trình bến là gì?
Công trình bến được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12250:2018 về Cảng thủy nội địa - Công trình bến - Yêu cầu thiết kế như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong Tiêu chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Công trình bến là công trình để phương tiện thủy neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác. Công trình bến cảng thủy nội địa gồm công trình bến hàng hóa, công trình bến hành khách, công trình bến tổng hợp và công trình bến chuyên dùng.
3.2 Công trình tạm (TA) là công trình để dùng trong thời gian thi công hoặc sửa chữa các công trình chính.
3.3 Mực nước tính toán là mực nước ứng với tần suất thiết kế P% (m) theo mục đích tính toán và phụ thuộc vào cấp công trình.
3.4 Trạng thái giới hạn là các trạng thái mà ngay sau đó công trình không tiếp tục đạt được các tiêu chí thiết kế.
Theo đó, công trình bến được hiểu là công trình để phương tiện thủy neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác.
Công trình bến cảng thủy nội địa gồm công trình bến hàng hóa, công trình bến hành khách, công trình bến tổng hợp và công trình bến chuyên dùng.
Công trình bến là gì? (Hình từ Internet)
Khi lựa chọn kết cấu công trình bến cảng thủy nội địa cần chú ý những gì?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12250:2018 về Cảng thủy nội địa - Công trình bến - Yêu cầu thiết kế có quy định như sau:
Chọn kết cấu công trình bến
5.1 Việc chọn dùng kết cấu công trình bến phải thực hiện trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án.
Khi so sánh hiệu quả đầu tư giữa các phương án kết cấu công trình bến cần xét đến yếu tố thời gian nếu có sự khác nhau về thời hạn đưa công trình vào khai thác.
5.2 Khi lựa chọn kết cấu công trình bến cảng thủy nội địa cần chú ý đầy đủ đến các đặc điểm về tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên sau đây:
- Dao động mực nước giữa mùa cạn và mùa lũ thường có biên độ rất lớn;
- Dòng chảy trước bến thường có lưu tốc cao, đặc biệt là vào mùa lũ;
- Bờ và đáy sông ven công trình bến chịu tác động bồi xói theo chu trình, phụ thuộc vào quá trình diễn biến của lòng dẫn trên cả đoạn sông.
5.3 Kết cấu công trình bến được chọn phải thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu sau:
- Chi phí cho các vật liệu xây dựng chủ yếu (sắt thép, xi măng, gỗ) ở mức thấp nhất;
- Có tuổi thọ công trình phù hợp với thời hạn sử dụng bến quy định trong yêu cầu thiết kế;
- Khai thác thuận tiện, dễ duy tu sửa chữa.
5.4 Để chọn kết cấu công trình bến cảng thủy nội địa có thể tham khảo các điều kiện sử dụng chủ yếu và các kích thước đặc trưng ghi ở Bảng 2 với các công trình bến dùng cọc hoặc cọc cừ, và ở Bảng 3 đối với các công trình bến kiểu trọng lực. Ngoài ra cũng xét đến các giải pháp kết cấu khác có khả năng áp dụng trong từng điều kiện cụ thể.
...
Như vậy, theo quy định, khi lựa chọn kết cấu công trình bến cảng thủy nội địa cần chú ý đầy đủ đến các đặc điểm về tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên sau đây:
- Dao động mực nước giữa mùa cạn và mùa lũ thường có biên độ rất lớn;
- Dòng chảy trước bến thường có lưu tốc cao, đặc biệt là vào mùa lũ;
- Bờ và đáy sông ven công trình bến chịu tác động bồi xói theo chu trình, phụ thuộc vào quá trình diễn biến của lòng dẫn trên cả đoạn sông.
Lưu ý: Kết cấu công trình bến được chọn phải thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu sau:
- Chi phí cho các vật liệu xây dựng chủ yếu (sắt thép, xi măng, gỗ) ở mức thấp nhất;
- Có tuổi thọ công trình phù hợp với thời hạn sử dụng bến quy định trong yêu cầu thiết kế;
- Khai thác thuận tiện, dễ duy tu sửa chữa.
Các công trình bến cảng thủy nội địa phải tính toán theo mấy nhóm?
Theo quy định tại tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12250:2018 về Cảng thủy nội địa - Công trình bến - Yêu cầu thiết kế thì các công trình bến cảng thủy nội địa phải tính toán theo hai nhóm trạng thái giới hạn:
Nhóm một gồm các trạng thái giới hạn làm mất khả năng chịu lực và hoặc làm cho bến không còn sử dụng được nữa.
Nhóm hai gồm các trạng thái giới hạn gây trở ngại cho việc khai thác bình thường của bến.
Theo nhóm I phải thực hiện các tính toán sau đây:
- Độ bền và độ ổn định chung của công trình;
- Độ bền và độ ổn định của các cấu kiện và các nút liên kết của công trình;
- Biến dạng của các cấu kiện có ảnh hưởng đến độ bền của các kết cấu chịu lực của công trình (gối neo trong các bến tường cừ có neo v.v...)
Theo nhóm II phải thực hiện các tính toán sau đây:
- Biến dạng của công trình và các cấu kiện công trình;
- Hình thành và mở rộng vết nứt trong các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép;
- Tác động nhiệt v.v...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?