Công trái xây dựng Tổ quốc có phải là công cụ nợ của Chính phủ không? Do ai tổ chức phát hành công trái?
Công trái xây dựng Tổ quốc có phải là công cụ nợ của Chính phủ không?
Công trái xây dựng Tổ quốc được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Công trái xây dựng Tổ quốc là trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
Các công cụ nợ của Chính phủ được quy định tại 27 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước
1. Các công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
a) Trái phiếu Chính phủ;
b) Tín phiếu Kho bạc;
c) Công trái xây dựng Tổ quốc.
2. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm được phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
3. Việc phát hành công cụ nợ được thực hiện theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc phát hành riêng lẻ.
4. Toàn bộ tiền vay của Chính phủ được hạch toán vào ngân sách trung ương. Chính phủ bố trí đủ nguồn trả nợ gốc, lãi và các khoản chi phí có liên quan đến việc huy động; trả nợ khi đến hạn.
5. Chính phủ quy định việc phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo quy định nêu trên các công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
- Trái phiếu Chính phủ;
- Tín phiếu Kho bạc;
- Công trái xây dựng Tổ quốc.
Như vậy, công trái xây dựng Tổ quốc là một trong những công cụ nợ của Chính phủ.
Công trái xây dựng Tổ quốc do ai tổ chức phát hành?
Phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước được quy định tại 27 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước
1. Các công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
a) Trái phiếu Chính phủ;
b) Tín phiếu Kho bạc;
c) Công trái xây dựng Tổ quốc.
2. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm được phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
3. Việc phát hành công cụ nợ được thực hiện theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc phát hành riêng lẻ.
4. Toàn bộ tiền vay của Chính phủ được hạch toán vào ngân sách trung ương. Chính phủ bố trí đủ nguồn trả nợ gốc, lãi và các khoản chi phí có liên quan đến việc huy động; trả nợ khi đến hạn.
5. Chính phủ quy định việc phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm được phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
Việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc được thực hiện theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc phát hành riêng lẻ.
Công trái xây dựng Tổ quốc có phải là công cụ nợ của Chính phủ không? Do ai tổ chức phát hành công trái? (Hình từ Internet)
Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản nào?
Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Công trái xây dựng Tổ quốc
1. Công trái xây dựng Tổ quốc là một loại công cụ nợ của Chính phủ có điều kiện, điều khoản của trái phiếu Chính phủ quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Căn cứ nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Điều kiện, điều khoản của công trái xây dựng Tổ quốc;
c) Thời gian dự kiến phát hành;
d) Phương thức thanh toán gốc, lãi;
đ) Khối lượng dự kiến phát hành;
e) Đối tượng mua và tổ chức thực hiện.
3. Căn cứ vào phương án phát hành được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
4. Việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công trái xây dựng Tổ quốc thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
Như vậy, căn cứ nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích phát hành;
- Điều kiện, điều khoản của công trái xây dựng Tổ quốc;
- Thời gian dự kiến phát hành;
- Phương thức thanh toán gốc, lãi;
- Khối lượng dự kiến phát hành;
- Đối tượng mua và tổ chức thực hiện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những câu nói dối người yêu ngày Cá tháng Tư 1 4? Các câu nói dối để tỏ tình cực thú vị vào ngày Cá tháng tư?
- Kể tên các chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất? Mức phụ cấp công vụ CBCC cấp xã là bao nhiêu?
- Lịch diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025 tại TP Hồ Chí Minh?
- Bí kíp troll bạn bè ngày Cá tháng Tư? Kỹ thuật troll đồng nghiệp ngày Cá tháng Tư? Ngày Cá tháng Tư có được xem là một ngày lễ lớn trong năm?
- Phụ lục sửa đổi điều lệ công ty cổ phần? Mẫu Phụ lục sửa đổi điều lệ? Quyền quyết định sửa đổi điều lệ công ty cổ phần?