Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào?

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Lưu ý khi làm bài tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào? Các hình thức tổ chức dạy học nào được sử dụng để dạy học chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học?

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực?

Dưới đây là công thức tính lượng chất thu được ở điện cực:

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực

- Đối với các bài toán điện phân, khi tính lượng chất thu được ở điện cực sẽ sử dụng công thức định luật Faraday.

- Định luật Faraday: Khối lượng chất giải phóng ở mỗi điện cực tỉ lệ với điện lượng đi qua dung dịch và đương lượng của chất.

- Công thức định luật Faraday:

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất

Trong đó:

m: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.

A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.

n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận.

I: Cường độ dòng điện, tính bằng ampe (A).

t: Thời gian điện phân, tính bằng giây (s).

F: Hằng số Faraday (96 500 culông/mol)

- Để làm tốt bài tập điện phân, các em có thể tính toán theo phương trình hoặc áp dụng các định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn electron để giải bài tập.

Lưu ý công thức tính lượng chất thu được ở điện cực:

- Tại catot xảy ra sự khử còn anot xảy ra sự oxi hóa.

Ví dụ 1: Điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ.

Sơ đồ điện phân:

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất

Phương trình điện phân:

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất

Ví dụ 2: Điện phân nóng chảy NaCl

Sơ đồ điện phân:

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất

Phương trình điện phân:

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất

- Những ion bị điện phân trong dung dịch:

* Catot

+ Ion kim loại từ K đến Al trong dãy điện hoá không tham gia điện phân mà nước sẽ bị điện phân sinh ra H2.

+ Những ion kim loại sau Al trong dãy điện hoá tham gia điện phân nhận electron tạo thành kim loại bám vào catot.

* Anot trơ

+ Những ion gốc axit không có oxi như CL-, Br-,...tham gia điện phân nhường electron tạo thành đơn chất.

+ Những ion gốc axit có oxi như Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực hay nhất không tham gia điện phân mà nước nhường electron tạo ra O2.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào?

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)

Lưu ý khi làm bài tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào?

Dưới đây là những lưu ý khi tính lượng chất thu được ở điện cực:

- Xác định sản phẩm sinh ra ở các điện cực:

+ Cực âm (catot): Đây là nơi xảy ra quá trình khử (nhận electron).

Sản phẩm thường là kim loại (nếu điện phân dung dịch muối kim loại) hoặc khí hydro (nếu điện phân dung dịch axit hoặc nước).

+ Cực dương (anot): Đây là nơi xảy ra quá trình oxi hóa (nhường electron).

Sản phẩm thường là khí oxi (từ ion OH⁻ hoặc H₂O) hoặc khí halogen (nếu có ion gốc axit mạnh như Cl⁻, Br⁻).

- Lập phương trình phản ứng:

+ Viết phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi cực để biết chính xác số electron trao đổi.

- Xác định số mol electron liên quan đến quá trình khử/oxi hóa. Chú ý thứ tự ưu tiên:

+ Ở catot:

Kim loại nhóm IA, IIA, Al không bị khử (H⁺ ưu tiên hơn).

Các ion kim loại hoạt động yếu hơn H⁺ (như Cu²⁺, Ag⁺) sẽ bị khử trước.

+ Ở anot:

Gốc halogen (Cl⁻, Br⁻, I⁻) ưu tiên bị oxi hóa.

Nếu không có halogen, OH⁻ hoặc H₂O sẽ bị oxi hóa tạo O₂.

- Tính toán lượng chất:

+ Xác định tổng số electron trao đổi dựa vào cường độ dòng điện và thời gian điện phân.

+ Từ số electron, tính số mol hoặc khối lượng chất sinh ra.

+ Nếu sản phẩm là khí, có thể tính thể tích khí thu được (nếu đề yêu cầu).

- Hiệu suất phản ứng (nếu có):

+ Nếu quá trình điện phân không hoàn toàn, nhân kết quả tính toán với hiệu suất (%).

- Kiểm tra đơn vị:

+ Thời gian phải đổi sang giây (nếu cho bằng phút hoặc giờ).

+ Đảm bảo các đơn vị dòng điện, khối lượng, thể tích đồng nhất.

- Kết quả:

Kết luận về khối lượng hoặc thể tích chất thu được tại từng điện cực.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Phần thứ nhất Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ Ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục như sau:

II. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Nội dung giáo dục
- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm các Chương trình Giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực: Pháp luật, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, phát triển kinh tế, kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, hướng nghiệp và khởi nghiệp, chuyển đổi số trong cộng đồng. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện tại các Chương trình giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực trên.
- Chương trình Giáo dục cụ thể ở từng lĩnh vực bảo đảm cung cấp cho người học những nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực và hữu ích giúp người học có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống, góp phần phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
...

Theo đó, chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực: Pháp luật, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, phát triển kinh tế, kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, hướng nghiệp và khởi nghiệp, chuyển đổi số trong cộng đồng.

Các hình thức tổ chức dạy học nào được sử dụng để dạy học chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục III Phần thứ nhất Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ Ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT quy định về hình thức tổ chức dạy học như sau:

III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
...
2. Hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học được tổ chức theo hướng mở, linh hoạt với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Căn cứ vào nội dung của các chủ đề và đối tượng người học, giáo viên, báo cáo viên có thể lựa chọn, tổ chức theo các hình thức gồm: học tập trung, học ở thực địa, học qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, các buổi nói chuyện trực tiếp, lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm, tham quan thực tế, tổ chức hội thi, học qua đài phát thanh, đài truyền hình; có thể cung cấp học liệu tờ rơi, tờ gấp để người học tự học, tự đọc, tự nghiên cứu sách, báo, tài liệu nâng cao kiến thức cho bản thân.
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo từng chương trình giáo dục cụ thể. Kết quả học tập của từng chương trình giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực giáo dục được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt.
- Việc đánh giá kết quả học tập của người học theo từng nội dung, chủ đề phải đảm bảo theo đúng yêu cầu cần đạt quy định tại Chương trình giáo dục cụ thể. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng người học vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống, đánh giá sự thay đổi thái độ, hành vi của người học trong từng Chương trình giáo dục theo các lĩnh vực cụ thể.
...

Theo đó, các hình thức tổ chức dạy học có thể được sử dụng để dạy học chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học như sau: học tập trung, học ở thực địa, học qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, các buổi nói chuyện trực tiếp, lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm, tham quan thực tế, tổ chức hội thi, học qua đài phát thanh, đài truyền hình;

Ngoài ra, có thể tổ chức dạy học theo cách cung cấp học liệu tờ rơi, tờ gấp để người học tự học, tự đọc, tự nghiên cứu sách, báo, tài liệu nâng cao kiến thức cho bản thân.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí có đáp án thường gặp lớp 7 bài 1? Một số thuật ngữ chuyên môn trong môn Địa lí?
Pháp luật
Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của ai? Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn gọn?
Pháp luật
Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?
Pháp luật
05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 chủ đề từ sau tháng 4 1975 đến nay? Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 12 ôn thi THPT quốc gia bài 2 (Phần 2)? Mục tiêu cấp trung học phổ thông môn GDCD?
Pháp luật
Thao tác lập luận giải thích là gì? Ví dụ về thao tác lập luận giải thích? Có được buộc học sinh trung học cơ sở đi học thêm không?
Pháp luật
Dấu hai chấm là gì? Công dụng dấu hai chấm? Cách sử dụng dấu hai chấm? Lớp mấy học về công dụng của dấu hai chấm?
Pháp luật
3 mẫu viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về hòa bình? Yêu cầu cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5 là gì?
Pháp luật
Trạng từ là gì? Các loại trạng từ trong Tiếng Việt? Vị trí của trạng từ trong câu? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
69 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào