Công thức tính khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ theo phương pháp đánh giá trực tiếp được quy định như thế nào?
- Phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện như thế nào?
- Công thức tính khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ theo phương pháp đánh giá trực tiếp được quy định như thế nào?
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm các nguồn nước nào?
Phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm:
a) Phương pháp đánh giá trực tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông.
Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó.
...
Theo đó, phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của hồ
Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với hồ sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào hồ đó.
Khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Công thức tính khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ theo phương pháp đánh giá trực tiếp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 82 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
...
3. Phương pháp đánh giá trực tiếp:
Công thức đánh giá: Ltn = (Ltd - Lnn) x Fs
Trong đó:
a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
b) Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
c) Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
d) Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định.
...
Như vậy, phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được tính theo công thức sau:
Công thức đánh giá: Ltn = (Ltd - Lnn) x Fs
Trong đó:
- Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
- Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với hồ và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, đơn vị tính là kg/ngày;
- Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của hồ và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, đơn vị tính là kg/ngày;
- Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm các nguồn nước nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Các nguồn nước phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước
1. Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.
Như vậy, các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?