Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng gì? Trách nhiệm của cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập Cổng thông tin?
- Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng gì?
- Đơn vị nào có trách nhiệm đảm bảo vận hành và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ?
- Các cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải có trách nhiệm gì?
Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 1 Quy chế về việc quản lý, đưa thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2818/QĐ-TTCP năm 2012 như sau:
Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ (gọi là Cổng thông tin) là phương tiện đăng tải thông tin của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra, thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thông tin tình hình hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đến công chúng; tiếp nhận thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra; phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đối với toàn ngành thanh tra nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Cổng thông tin phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, cung cấp thông tin trên Cổng thông tin và Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Như vậy, theo quy định, Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ là phương tiện đăng tải thông tin của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra, thực hiện chức năng:
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
- Thông tin tình hình hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đến công chúng;
- Tiếp nhận thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra;
- Phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đối với toàn ngành thanh tra nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm đảm bảo vận hành và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ?
Việc đảm bảo vận hành và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế về việc quản lý, đưa thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2818/QĐ-TTCP năm 2012 như sau:
Quản lý Cổng thông tin điện tử
1. Trung tâm Thông tin là đơn vị được giao quản lý cơ sở hạ tầng, đảm bảo về kỹ thuật để vận hành và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin. Trung tâm Thông tin là đơn vị Thường trực của Ban Biên tập, do Trưởng ban trực tiếp điều hành hoạt động.
2. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập để thực hiện chức năng giúp Tổng Thanh tra tổ chức thu thập, cung cấp và phê duyệt tin, bài trước khi đăng tải trên Cổng thông tin.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm Thông tin là đơn vị được giao quản lý cơ sở hạ tầng, đảm bảo về kỹ thuật để vận hành và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.
Các cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập Cổng thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế về việc quản lý, đưa thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2818/QĐ-TTCP năm 2012 như sau:
Đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu trên Cổng thông tin
1. Trung tâm Thông tin chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo sự hoạt động an toàn của Cổng thông tin, định kỳ thực hiện việc sao lưu dữ liệu (tối thiểu 08 lần trong tháng) để đảm bảo có thể nhanh chóng khôi phục lại hoạt động của hệ thống khi có sự cố xảy ra; xây dựng phương án dự phòng khắc phục sự cố bảo đảm Cổng thông tin hoạt động liên tục.
2. Các cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập Cổng thông tin phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản, mật khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Thanh tra Chính phủ; mật khẩu trước khi sử dụng phải được đổi lại và sau 03 tháng lại đổi lại một lần; mật khẩu ít nhất phải có 7 ký tự trở lên và phải có ký tự chữ Hoa, ký tự đặc biệt như: @, *, #, &, $, và các ký tự đặc biệt khác.
Như vậy, các cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản, mật khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Thanh tra Chính phủ.
Lưu ý: Mật khẩu trước khi sử dụng phải được đổi lại và sau 03 tháng lại đổi lại một lần;
Mật khẩu ít nhất phải có 7 ký tự trở lên và phải có ký tự chữ Hoa, ký tự đặc biệt như: @, *, #, &, $, và các ký tự đặc biệt khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?