Công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc nào? Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì về tổ chức quản lý công tác văn thư?
Công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 455/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về nguyên tắc công tác văn thư như sau:
Nguyên tắc công tác văn thư
1. Đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính và hiệu quả công tác quản lý của Ủy ban.
2. Quy trình liên thông, khoa học, hợp lý, đảm bảo sự tập trung, thống nhất, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện.
3. Đảm bảo yêu cầu bí mật đối với thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính và hiệu quả công tác quản lý của Ủy ban.
- Quy trình liên thông, khoa học, hợp lý, đảm bảo sự tập trung, thống nhất, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo yêu cầu bí mật đối với thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước
Công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm như thế nào về tổ chức quản lý công tác văn thư?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 455/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện công tác văn thư như sau:
Trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện công tác văn thư
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban:
a) Ban hành và hướng dẫn thực hiện chế độ, quy định về công tác văn thư theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư.
c) Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư; sơ tổng kết và chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng đối với công tác văn thư.
…
Như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm về tổ chức quản lý công tác văn thư như sau:
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện chế độ, quy định về công tác văn thư theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư.
- Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư; sơ tổng kết và chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng đối với công tác văn thư.
Phòng Văn thư Lưu trữ thuộc Văn phòng Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ văn thư như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế công tác văn thư của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 455/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về tổ chức, nhiệm vụ của văn thư như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ của văn thư
1. Tổ chức làm công tác văn thư
Phòng Văn thư - Lưu trữ thuộc Văn phòng Ủy ban thực hiện nhiệm vụ văn thư của Ủy ban. Tại các đơn vị trực thuộc Ủy ban, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị, thủ trưởng đơn vị bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác văn thư.
2. Nhiệm vụ của văn thư:
a) Thực hiện quy trình văn bản đi.
b) Thực hiện quy trình văn bản đến.
c) Sắp xếp, bảo quản bản lưu và phục vụ tra cứu, sử dụng trước khi nộp lưu trữ.
d) Quản lý và sử dụng con dấu.
đ) Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản.
e) Làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức.
g) Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác văn thư.
h) Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác văn thư.
Như vậy, theo quy định trên thì Phòng Văn thư Lưu trữ thuộc Văn phòng Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ văn thư như sau:
- Thực hiện quy trình văn bản đi.
- Thực hiện quy trình văn bản đến.
- Sắp xếp, bảo quản bản lưu và phục vụ tra cứu, sử dụng trước khi nộp lưu trữ.
- Quản lý và sử dụng con dấu.
- Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản.
- Làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác văn thư.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác văn thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?