Công tác tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện nhằm những mục đích gì? Được triển khai dưới những hình thức nào?
- Tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào?
- Công tác tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện nhằm những mục đích gì?
- Tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
- Công tác tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triển khai dưới những hình thức nào?
Tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tư vấn việc làm trong giáo dục nghề nghiệp là các hoạt động giúp người học nắm bắt được thông tin về việc làm từ thị trường lao động, nâng cao khả năng, cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của bản thân; người học được tư vấn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, tư vấn việc làm trong giáo dục nghề nghiệp là các hoạt động giúp người học nắm bắt được thông tin về việc làm từ thị trường lao động, nâng cao khả năng, cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của bản thân; người học được tư vấn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Công tác tư vấn việc làm (Hình từ Internet)
Công tác tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện nhằm những mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mục đích
1. Nâng cao hiểu biết của người học về xu hướng việc làm trên thị trường lao động.
2. Giúp người học có năng lực tìm kiếm và tự tạo việc làm.
3. Tư vấn việc làm phù hợp với sức khỏe; năng lực; sở trường; nguyện vọng; ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo của người học.
Theo đó, công tác tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện nhằm những mục đích sau:
- Nâng cao hiểu biết của người học về xu hướng việc làm trên thị trường lao động.
- Giúp người học có năng lực tìm kiếm và tự tạo việc làm.
- Tư vấn việc làm phù hợp với sức khỏe; năng lực; sở trường; nguyện vọng; ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo của người học.
Tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tư vấn việc làm
1. Cung cấp thông tin về việc làm liên quan đến ngành, nghề đào tạo; thông tin về tuyển dụng, yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động; chính sách lao động, việc làm cho người học.
2. Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và một số kỹ năng làm việc khác.
3. Tư vấn việc làm cho người học lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, năng lực, nguyện vọng; kết nối với đơn vị sử dụng lao động giới thiệu việc làm cho người học.
4. Các nội dung tư vấn việc làm khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Do đó, tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như trên.
Công tác tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triển khai dưới những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hình thức triển khai công tác tư vấn việc làm
1. Tổ chức chương trình, ngày hội tư vấn việc làm, tuyển dụng của doanh nghiệp, các hoạt động tư vấn việc làm kết nối người học với đơn vị sử dụng lao động.
2. Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và kỹ năng làm việc khác thông qua hoạt động câu lạc bộ, các hội thảo, diễn đàn, lớp đào tạo, hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tập trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động.
3. Tổ chức thông tin, tư vấn việc làm cho người học thông qua video clip, hình ảnh; qua tài liệu, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông.
4. Hướng dẫn người học khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về thị trường lao động, đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
5. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công tác tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triển khai dưới những hình thức sau:
- Tổ chức chương trình, ngày hội tư vấn việc làm, tuyển dụng của doanh nghiệp, các hoạt động tư vấn việc làm kết nối người học với đơn vị sử dụng lao động.
- Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và kỹ năng làm việc khác thông qua hoạt động câu lạc bộ, các hội thảo, diễn đàn, lớp đào tạo, hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tập trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động.
- Tổ chức thông tin, tư vấn việc làm cho người học thông qua video clip, hình ảnh; qua tài liệu, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông.
- Hướng dẫn người học khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về thị trường lao động, đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?