Công tác thanh tra Y tế tập trung vào những đối tượng nào? Chánh Thanh tra Sở Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra Y tế?
Công tác thanh tra Y tế tập trung vào những đối tượng nào?
Theo Điều 2 Nghị định 122/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng thanh tra như sau:
Đối tượng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và Sở Y tế.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và Sở Y tế.
Theo đó, hoạt động thanh tra Y tế tập trung vào những đối tượng sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và Sở Y tế.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và Sở Y tế.
Thanh tra Sở Y tế (Hình từ Internet)
Thanh tra Sở Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra Y tế?
Theo Điều 7 Nghị định 122/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế
Thanh tra Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra, Điều 13 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Y tế trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt; định hướng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Y tế xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
2. Tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
3. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thanh tra Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra, Điều 13 Nghị định 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Y tế trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt; định hướng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Y tế xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
- Tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chánh Thanh tra Sở Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra Y tế?
Theo Điều 8 Nghị định 122/2014/NĐ-CP, Chánh Thanh tra Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
- Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng do Giám đốc Sở Y tế giao.
- Trình Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
- Giúp Giám đốc Sở Y tế kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế khi được giao.
- Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở Y tế theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Y tế khi được giao.
- Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của các cơ quan này có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Giám đốc Sở Y tế xem xét, giải quyết lại.
- Yêu cầu Chi cục trưởng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?