Công tác quản lý an toàn trong ngành công thương có nội dung gì? Doanh nghiệp trong ngành công thương có trách nhiệm như thế nào về công tác an toàn quản lý rủi ro?
Công tác quản lý an toàn trong ngành công thương có nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 43/2010/TT-BCT, có quy định về nội dung công tác quản lý an toàn như sau:
Nội dung công tác quản lý an toàn
Nội dung quản lý an toàn bao gồm:
1. Hệ thống quản lý an toàn.
2. Quản lý rủi ro.
3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
4. An toàn khu vực sản xuất.
Như vậy, theo quy định trên thì Công tác quản lý an toàn trong ngành công thương gồm nội dung sau: Hệ thống quản lý an toàn; Quản lý rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; An toàn khu vực sản xuất.
Công tác quản lý an toàn trong ngành công thương có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trong ngành công thương có trách nhiệm như nào về công tác an toàn quản lý rủi ro?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 43/2010/TT-BCT, có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro
1. Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro, bao gồm:
a) Xác định mối nguy hiểm;
b) Đánh giá mức độ rủi ro;
c) Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.
2. Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp định lượng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính.
3. Định kỳ cập nhật Báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro (được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, dây chuyền, máy, thiết bị, chất nguy hiểm…) theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc định kỳ 3 năm đối với các lĩnh vực chưa có quy định cụ thể.
4. Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá rủi ro lại để phù hợp với các thay đổi đó.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp trong ngành công thương có trách nhiệm về công tác an toàn trong quản lý rủi ro như sau:
- Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro: Xác định mối nguy hiểm; đánh giá mức độ rủi ro; các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro;
- Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp định lượng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính;
- Định kỳ cập nhật Báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro (được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, dây chuyền, máy, thiết bị, chất nguy hiểm…) theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc định kỳ 3 năm đối với các lĩnh vực chưa có quy định cụ thể;
- Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá rủi ro lại để phù hợp với các thay đổi đó.
Doanh nghiệp trong ngành công thương có trách nhiệm như nào về công tác an toàn khu vực sản xuất?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 43/2010/TT-BCT, có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong an toàn khu vực sản xuất như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong an toàn khu vực sản xuất
1. Tổ chức, bố trí khu vực sản xuất, máy, thiết bị phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật an toàn và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
2. Thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với vùng, hành lang an toàn xung quanh công trình, máy, thiết bị.
3. Khu vực sản xuất phải được trang bị hệ thống dò cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị chữa cháy tại chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu hộ.
5. Khu sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm; lối thoát hiểm.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp trong ngành công thương có trách nhiệm về công tác an toàn khu vực sản xuất như sau:
- Tổ chức, bố trí khu vực sản xuất, máy, thiết bị phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật an toàn và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng;
- Thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với vùng, hành lang an toàn xung quanh công trình, máy, thiết bị;
- Khu vực sản xuất phải được trang bị hệ thống dò cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị chữa cháy tại chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể theo quy định của pháp luật;
- Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu hộ;
- Khu sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm; lối thoát hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?