Công tác khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi, tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi công tác khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi, tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em được thực hiện như thế nào? Kinh phí bảo đảm công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em được lấy từ đâu? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BYT quy định về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi như sau:

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi
1. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em: khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe một lần mỗi năm cho trẻ em từ khi sinh đến dưới 16 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tật, các nguy cơ về bệnh tật để tư vấn, xử trí hoặc điều trị thích hợp.
2. Trẻ em từ khi sinh đến trước khi vào học mầm non và trẻ em dưới 6 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) về các nội dung:
a) Đo chiều dài, chiều cao, cân nặng để đánh giá về phát triển thể lực;
b) Khám toàn diện để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động, phát hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật;
c) Kiểm tra tiêm chủng theo lịch và tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ em chưa tiêm và có nhu cầu;
d) Kết luận về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chuyển đến cơ sở y tế thích hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật.
3. Trẻ em từ 7 đến dưới 16 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã theo nội dung ghi trong Hồ sơ quản lý sức khỏe.
4. Trẻ em là học sinh từ mầm non đến hết trung học cơ sở được kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT).

Như vậy, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em là hoạt động khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe một lần mỗi năm cho trẻ em từ khi sinh đến dưới 16 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tật, các nguy cơ về bệnh tật để tư vấn, xử trí hoặc điều trị thích hợp.

- Đối với trẻ em từ khi sinh đến trước khi vào học mầm non và trẻ em dưới 6 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) về các nội dung:

+ Đo chiều dài, chiều cao, cân nặng để đánh giá về phát triển thể lực;

+ Khám toàn diện để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động, phát hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật;

+ Kiểm tra tiêm chủng theo lịch và tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ em chưa tiêm và có nhu cầu;

+ Kết luận về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chuyển đến cơ sở y tế thích hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật.

- Đối với trẻ em từ 7 đến dưới 16 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã theo nội dung ghi trong Hồ sơ quản lý sức khỏe.

- Trẻ em là học sinh từ mầm non đến hết trung học cơ sở được kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

khám sức khoẻ

Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em (Hình từ Internet)

Thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em về những nội dung gì?

Theo Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BYT quy định về tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em như sau:

Tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em
...
2. Tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em: cung cấp thông tin, hướng dẫn cho trẻ em và cha mẹ hoặc người giám hộ cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ theo các nội dung sau đây:
a) Đối với trẻ em từ khi sinh đến 6 tuổi: Tư vấn theo nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ em trong phần Hướng dẫn khám sức khỏe trẻ em định kỳ quy định tại Hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản;
b) Đối với trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi: Tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh tật học đường; tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản theo nội dung trong phần Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên quy định tại Hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản; tư vấn chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý theo hướng dẫn hiện hành của Viện Dinh dưỡng.

Như vậy, công tác tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, hướng dẫn cho trẻ em và cha mẹ hoặc người giám hộ cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ theo các nội dung sau đây:

- Đối với trẻ em từ khi sinh đến 6 tuổi: Tư vấn theo nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ em trong phần Hướng dẫn khám sức khỏe trẻ em định kỳ quy định tại Hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản;

- Đối với trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi: Tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh tật học đường; tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản theo nội dung trong phần Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên quy định tại Hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản; tư vấn chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý theo hướng dẫn hiện hành của Viện Dinh dưỡng.

Kinh phí bảo đảm công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em được lấy từ đâu?

Theo Điều 5 Thông tư 23/2017/TT-BYT quy định về kinh phí thực hiện như sau:

Kinh phí thực hiện
Kinh phí cho việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, kinh phí bảo đảm công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thời gian lưu trữ hồ sơ quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Pháp luật
Nhân viên massgae phải được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần một năm? Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên massage cần những giấy tờ gì?
Pháp luật
Phân loại sức khỏe sinh viên khi mới vào trường đại học sau khi khám sức khỏe định kỳ dựa vào quy định nào?
Pháp luật
Có thực hiện khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động đang trong quá trình thử việc không? Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Công tác khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi, tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ
3,653 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào