Công tác giám sát an toàn hoạt động bay định kỳ sẽ do ai thực hiện? Giám sát an toàn hoạt động bay sẽ có những nội dung nào?
Công tác giám sát an toàn hoạt động bay định kỳ sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 262 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay
1. Phạm vi kiểm tra, giám sát bao gồm việc tuân thủ các quy định của Luật HKDD Việt Nam và văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn và phương thức; tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành của ICAO đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực hoạt động bay và việc thực hiện SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất do giám sát viên an toàn hoạt động bay thực hiện.
...
Theo đó, phạm vi kiểm tra, giám sát bao gồm việc tuân thủ các quy định của Luật HKDD Việt Nam và văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn và phương thức;
Tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành của ICAO đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực hoạt động bay và việc thực hiện SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất do giám sát viên an toàn hoạt động bay thực hiện.
Giám sát an toàn hoạt động bay (Hình từ Internet)
Giám sát an toàn hoạt động bay sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 262 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay
...
3. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
a) Tổ chức, sử dụng vùng trời;
b) Cấp phép bay và thực hiện phép bay dân dụng;
c) Kế hoạch bay gồm việc lập, triển khai thực hiện và lưu trữ kế hoạch bay mùa, hàng ngày và kế hoạch bay không lưu;
d) Chuẩn bị trước chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau khi bay;
đ) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay gồm tổ chức, khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ và chất lượng cung cấp dịch vụ;
e) Hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
g) Hệ thống văn bản tài liệu nghiệp vụ;
h) Huấn luyện nhân viên;
i) Giấy phép nhân viên; giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị; giấy phép khai thác cơ sở ANS;
k) Hệ thống báo cáo và SMS;
l) Công tác kiểm tra, điều tra xử lý và ngăn ngừa các sự cố trong lĩnh vực hoạt động bay;
m) Chướng ngại vật hàng không và các hoạt động quản lý an toàn khác có liên quan.
4. Cục Hàng không Việt Nam ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra, giám sát cho giám sát viên an toàn hoạt động bay.
Theo đó, công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay sẽ thực hiện theo các nội dung sau đây:
+ Tổ chức, sử dụng vùng trời;
+ Cấp phép bay và thực hiện phép bay dân dụng;
+ Kế hoạch bay gồm việc lập, triển khai thực hiện và lưu trữ kế hoạch bay mùa, hàng ngày và kế hoạch bay không lưu;
+ Chuẩn bị trước chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau khi bay;
+ Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay gồm tổ chức, khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ và chất lượng cung cấp dịch vụ;
+ Hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
+ Hệ thống văn bản tài liệu nghiệp vụ;
+ Huấn luyện nhân viên;
+ Giấy phép nhân viên; giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị; giấy phép khai thác cơ sở ANS;
+ Hệ thống báo cáo và SMS;
+ Công tác kiểm tra, điều tra xử lý và ngăn ngừa các sự cố trong lĩnh vực hoạt động bay;
+ Chướng ngại vật hàng không và các hoạt động quản lý an toàn khác có liên quan.
Giám sát viên an toàn hoạt động bay là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 263 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Giám sát viên an toàn hoạt động bay
1. Giám sát viên an toàn hoạt động bay trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, được Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ giám sát viên để thực hiện nhiệm vụ, bao gồm một hoặc các lĩnh vực cụ thể sau:
a) Quản lý hoạt động bay (AN);
b) ATM;
c) CNS;
d) Khí tượng hàng không (MET);
đ) Thông báo tin tức hàng không (AIS);
e) Tìm kiếm, cứu nạn HKDD (SAR);
g) Phương thức bay (PANS-OPS);
h) Bản đồ, sơ đồ hàng không (MAP/CHART); dữ liệu hàng không.
Theo đó, bao gồm một hoặc các lĩnh vực cụ thể sau:
+ Quản lý hoạt động bay (AN);
+ ATM;
+ CNS;
+ Khí tượng hàng không (MET);
+ Thông báo tin tức hàng không (AIS);
+ Tìm kiếm, cứu nạn HKDD (SAR);
+ Phương thức bay (PANS-OPS);
+ Bản đồ, sơ đồ hàng không (MAP/CHART); dữ liệu hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?