Công tác công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Ai có quyền công bố hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Để công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Công tác công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Ai có quyền công bố hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng?
Ai có quyền công bố hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Theo Điều 13 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền công bố hoạt động cảng thủy nội địa như sau:
Thẩm quyền công bố hoạt động cảng thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố hoạt động và công bố lại hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền công bố hoạt động và công bố lại hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Để công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về công bố hoạt động cảng thủy nội địa như sau:
Công bố hoạt động cảng thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực quyết định đầu tư xây dựng cảng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chứng (trường hợp nộp trực tiếp);
c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt; hồ sơ hoàn công;
d) Biên bản nghiệm thu công trình;
đ) Bình đồ vùng nước của cảng;
e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu).
...
Theo đó, đề đề nghị công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP;
Mẫu văn bản đề nghị công bố cảng thủy nội thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng: TẢI VỀ
- Bản sao có chứng thực quyết định đầu tư xây dựng cảng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chứng (trường hợp nộp trực tiếp);
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt; hồ sơ hoàn công;
- Biên bản nghiệm thu công trình;
- Bình đồ vùng nước của cảng;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu).
Công tác công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về công bố hoạt động cảng thủy nội địa như sau:
Công bố hoạt động cảng thủy nội địa
...
2. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
...
Theo đó, công tác công bố hoạt động cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như sau:
- Đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố hoạt động cảng thủy nội địa gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?