Công tác cắm mốc địa giới hành chính được quy định như thế nào? Hành vi phá hoại mốc địa giới hành chính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Công tác cắm mốc địa giới hành chính được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2014/TT-BTNMT giải thích mốc địa giới hành chính như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Mốc ĐGHC là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường ĐGHC giữa các đơn vị hành chính với nhau. Mốc ĐGHC các cấp bao gồm: mốc ĐGHC cấp tỉnh, mốc ĐGHC cấp huyện, mốc ĐGHC cấp xã.
...
Như vậy, mốc địa giới hành chính được hiểu là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính với nhau.
Mốc địa giới hành chính các cấp bao gồm: mốc địa giới hành chính cấp tỉnh, mốc địa giới hành chính cấp huyện, mốc địa giới hành chính cấp xã.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 48/2014/TT-BTNMT quy định về cắm mốc địa giới hành chính như sau:
Cắm mốc địa giới hành chính
...
2. Cắm mốc ĐGHC
2.1. Mốc ĐGHC các cấp phải được cắm tại vị trí đã được các đơn vị hành chính liền kề thống nhất lựa chọn và xác nhận pháp lý. Mặt mốc có ghi tên của đơn vị hành chính nào thì hướng mặt mốc về phía đơn vị hành chính đó.
2.2. Khi cắm mốc ĐGHC phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính nhà nước các đơn vị hành chính liền kề và đại diện cơ quan hành chính nhà nước cấp cao hơn chứng kiến. Khi cắm mốc ĐGHC cấp tỉnh phải có đại diện cơ quan hành chính nhà nước của các đơn vị hành chính liền kề chứng kiến.
2.3. Sau khi cắm mốc ĐGHC phải lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí mốc ĐGHC phải chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy sau này. Các số liệu đo từ mốc đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1 m;
Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 03a, 03b, 03c ban hành kèm theo Thông tư này.
2.4. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc ĐGHC, phải bàn giao mốc ĐGHC các cấp cho các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, công tác cắm mốc địa giới hành chính được quy định như sau:
- Mốc địa giới hành chính các cấp phải được cắm tại vị trí đã được các đơn vị hành chính liền kề thống nhất lựa chọn và xác nhận pháp lý. Mặt mốc có ghi tên của đơn vị hành chính nào thì hướng mặt mốc về phía đơn vị hành chính đó.
- Khi cắm mốc địa giới hành chính phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính nhà nước các đơn vị hành chính liền kề và đại diện cơ quan hành chính nhà nước cấp cao hơn chứng kiến. Khi cắm mốc địa giới hành chính cấp tỉnh phải có đại diện cơ quan hành chính nhà nước của các đơn vị hành chính liền kề chứng kiến.
- Sau khi cắm mốc địa giới hành chính phải lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính phải chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy sau này. Các số liệu đo từ mốc đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1 m;
Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính được thực hiện theo mẫu quy định
Phụ lục 03a ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT,
Phụ lục 03b ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT
Phụ lục 03c ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT
- Sau khi hoàn thành việc cắm mốc địa giới hành chính, phải bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp cho các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT. Tải về
Mốc địa giới hành chính (Hình từ Internet)
Hành vi phá hoại mốc địa giới hành chính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như sau:
Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp làm hư hỏng mốc địa giới hành chính, mốc chỉ giới sử dụng đất.
...
Như vậy, hành vi phá hoại mốc địa giới hành chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi phá hoại mốc địa giới hành chính, trường hợp hành vi phá hoại mốc địa giới hành chính do tổ chức thực hiện thì mức phạt gấp 02 lần cá nhân.
Cá nhân, tổ chức phá hoại mốc địa giới hành chính có phải sửa chữa lại mốc địa giới hành chính hay không?
Theo khoản 3 Điều 34 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như sau:
Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, cá nhân, tổ chức phá hoại mốc địa giới hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?