Công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang được xem là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi nào?
- Công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang được xem là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi nào?
- Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được giao kiêm nhiệm công việc do biên chế khác dự kiến phụ trách thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào?
- Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ học phí như thế nào?
Công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang được xem là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2019/NĐ-CP quy định thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
2. Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, được cấp có thẩm quyền cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các quy định liên quan khác.
[...]"
Đối chiếu quy định trên, thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, được cấp có thẩm quyền cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, trường hợp bạn là công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang được xem là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài nếu được cấp có thẩm quyền cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được giao kiêm nhiệm công việc do biên chế khác dự kiến phụ trách thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 08/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Chế độ phụ cấp
1. Đại sứ, Người đứng đầu cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao kiêm nhiệm công tác tại nước khác hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm địa bàn như sau: Kiêm nhiệm từ một đến hai nước hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng mức 15% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn; kiêm nhiệm từ ba nước hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác trở lên được hưởng mức 20% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.
2. Trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không bố trí đủ số thành viên theo biên chế được duyệt, thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao kiêm nhiệm công việc do biên chế khác dự kiến phụ trách thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm mức 15% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.
3. Nữ thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng phụ cấp hàng tháng mức 5% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn."
Theo đó, trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không bố trí đủ số thành viên theo biên chế được duyệt, thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao kiêm nhiệm công việc do biên chế khác dự kiến phụ trách thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm mức 15% mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn.
Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ học phí như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 12. Chế độ đối với con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ học phí, cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ học phí cấp theo từng tháng trong năm học, áp dụng đối với các trường hợp thực tế có đóng học phí ở nước sở tại.
b) Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng 50% mức sinh hoạt phí cơ sở. Mức hỗ trợ sẽ được xem xét điều chỉnh phù hợp tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
c) Điều kiện được hưởng hỗ trợ học phí là tại những địa bàn mà các trường công lập sở tại không có chính sách miễn học phí cho con thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hoặc những địa bàn mà con của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải học trường ngoài công lập.
2. Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài tối đa bằng 50% chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Mức hỗ trợ này sẽ được xem xét điều chỉnh tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam."
Như vậy, con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ học phí như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?