Công nghiệp đường sắt có phải ngành nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư từ Nhà nước theo quy định pháp luật hay không?
Công nghiệp đường sắt sẽ bao gồm những hoạt động kinh doanh nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Đường sắt 2017 quy định về công nghiệp đường sắt như sau:
Công nghiệp đường sắt
1. Công nghiệp đường sắt bao gồm:
a) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt;
b) Sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.
2. Chính phủ quy định Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, công nghiệp đường sắt sẽ bao gồm những hoạt động kinh doanh như:
(1) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt;
(2) Sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.
Công nghiệp đường sắt có phải ngành nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư từ Nhà nước theo quy định pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp muốn phát triển công nghiệp đường sắt thì cần đảm bảo kế hoạch phát triển đáp ứng được các yêu cầu nào?
Theo Điều 27 Luật Đường sắt 2017 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì kế hoạch phát triển công nghiệp đường sắt phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
(1) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam theo từng thời kỳ.
(2) Đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ vận tải đường sắt và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(3) Đầu tư dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ cho công nghiệp đường sắt phải bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.
Công nghiệp đường sắt có phải ngành nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư từ Nhà nước hay không?
Theo Điều 6 Luật Đường sắt 2017 quy định về ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt như sau:
Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt
1. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị và công nghiệp đường sắt là các ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
b) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt;
c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được.
3. Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được dành riêng dải tần số vô tuyến điện phục vụ công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và hệ thống cung cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu.
Như vậy, công nghiệp đường sắt là ngành nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư từ Nhà nước. Tổ chức, cá nhân kinh doanh công nghiệp đường sắt sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:
(1) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
(2) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với:
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
- Đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng đường sắt;
- Phát triển công nghiệp đường sắt.
(3) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
(4) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?