Công dân Việt Nam có thể yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình bằng hình thức nào khác mà không cần sử dụng ứng dụng VNelD hay không?
- Yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam được ghi nhận như thế nào?
- Công dân Việt Nam có thể yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình bằng hình thức nào khác mà không cần sử dụng ứng dụng VNelD hay không?
- Việc ra quyết định khóa tài khoản định danh điện tử được thực hiện bởi những ai?
Yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam được ghi nhận như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
1. Khóa tài khoản định danh điện tử của công dân
a) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi thẻ Căn cước công dân; chủ thể danh tính điện tử chết. Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 10 Nghị định này.
b) Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
...
Theo đó, yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử sẽ được ghi nhận thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.
Yêu cầu sẽ được thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản phê duyệt và thông báo đến cá nhân yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu.
Công dân Việt Nam có thể yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình bằng hình thức nào khác mà không cần sử dụng ứng dụng VNelD hay không? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam có thể yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình bằng hình thức nào khác mà không cần sử dụng ứng dụng VNelD hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về hình thức khóa tài khoản định danh như sau:
Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
...
5. Hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử:
a) Chủ thể danh tính điện tử thực hiện theo các bước hướng dẫn trên ứng dụng VNelD để yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử;
b) Chủ thể danh tính điện tử liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử;
c) Chủ thể danh tính điện tử đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.
...
Theo đó, ngoài hình thức yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng VNelD thì công dân Việt Nam còn có thể thực hiện yêu cầu theo các hình thức sau:
(1) Công dân Việt Nam liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử;
(2) Công dân Việt Nam đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.
Việc ra quyết định khóa tài khoản định danh điện tử được thực hiện bởi những ai?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền ra quyết định khóa tài khoản định danh điện tử như sau:
Thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
2. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
3. Trưởng Công an cấp huyện quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
4. Trưởng Công an cấp xã quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.
Như vậy, những người có thẩm quyền ra quyết định khóa tài khoản định danh điện tử gồm:
(1) Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an: Có thẩm quyền quyết định khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
(2) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Quyết định khóa khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
(3) Trưởng Công an cấp huyện: Quyết định khóa khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
(4) Trưởng Công an cấp xã: Quyết định khóa khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?