Công dân không phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Công dân không phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trong những trường hợp nào?
Phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước được quy định tại Điều 38 Luật Căn cước 2023 như sau:
Phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật này khi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu.
3. Công dân phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trừ những trường hợp sau đây:
a) Cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật này;
b) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước.
4. Không thu lệ phí đối với trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Theo đó, công dân phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trừ những trường hợp sau đây:
- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước.
Lưu ý:
Không thu lệ phí đối với trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Công dân không phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Bảo mật Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện như thế nào?
Bảo mật Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Căn cước 2023 như sau:
Bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước
...
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước được lưu trữ trên thiết bị lưu trữ đã được thực hiện các biện pháp chống truy nhập trái phép thông qua hệ thống bảo mật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ điều hành mạng.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước được lưu trữ trên thiết bị lưu trữ đã được thực hiện các biện pháp chống truy nhập trái phép thông qua hệ thống bảo mật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ điều hành mạng.
Cơ quan quản lý thẻ căn cước có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Căn cước 2023 như sau:
Bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin để nhập, xử lý và kết xuất thông tin về dân cư và căn cước bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
b) Bảo đảm an toàn các thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý, trao đổi thông tin về dân cư và căn cước;
c) Bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh thông tin về dân cư và căn cước trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu; phòng, chống các hành vi truy nhập, sử dụng trái phép, làm hư hỏng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
...
Theo đó, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm như sau:
(1) Ứng dụng công nghệ thông tin để nhập, xử lý và kết xuất thông tin về dân cư và căn cước bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
(2) Bảo đảm an toàn các thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý, trao đổi thông tin về dân cư và căn cước;
(3) Bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh thông tin về dân cư và căn cước trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu; phòng, chống các hành vi truy nhập, sử dụng trái phép, làm hư hỏng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Lưu ý:
Người làm công tác quản lý căn cước được quy định tại Điều 36 Luật Căn cước 2023 như sau:
- Người làm công tác quản lý căn cước bao gồm người quản lý; người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;
+ Người làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, cấp, khóa, mở khóa căn cước điện tử;
+ Người làm công tác định danh điện tử đối với công dân Việt Nam và xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân Việt Nam.
- Người làm công tác quản lý căn cước được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Người làm công tác quản lý căn cước chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn và tính đầy đủ, chính xác của thông tin trong quản lý căn cước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?