Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào? Công dân được cung cấp thông tin có phải trả phí không?
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào?
Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin theo khoản 3 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016.
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về cách thức tiếp cận thông tin như sau:
Cách thức tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
1. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Theo đó, công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
- Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Công dân được cung cấp thông tin có phải trả phí không?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về chi phí tiếp cận thông tin như sau:
Chi phí tiếp cận thông tin
1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
2. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi Tiết khoản này.
Như vậy, theo quy định trên, công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
Tuy nhiên, người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào? Công dân được cung cấp thông tin có phải trả phí không? (Hình từ Internet)
Trong việc tiếp cận thông tin, công dân có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
1. Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
2. Công dân có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Theo quy định trên, trong việc tiếp cận thông tin, công dân có quyền:
- Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
- Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
Trong việc tiếp cận thông tin, công dân có các nghĩa vụ sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
- Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
- Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Những thông tin nào công dân không được tiếp cận?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định thông tin công dân không được tiếp cận gồm những thông tin sau:
- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin như sau:
Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Hội đồng nhân dân giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở địa phương; định kỳ hằng năm, xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Theo đó, Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hội đồng nhân dân giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở địa phương. Đồng thời, định kỳ hằng năm, xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?