Công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa có đơn khiếu nại tố cáo thì có được tiếp nhận giải quyết không?
- Công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao cần tuân thủ những quy định gì?
- Công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa có đơn khiếu nại tố cáo thì có được tiếp nhận giải quyết không?
- Công dân đến khiếu nại tố cáo tại Tòa án nhân dân tối cao mà vi phạm quy định tại nơi tiếp công dân thì bị xử lý như thế nào?
Công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao cần tuân thủ những quy định gì?
Theo Điều 2 Nội quy tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 308/QĐ-TANDTC năm 2020 thì công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao cần tuân thủ một số quy định sau:
(1) Xuất trình giấy tờ tùy thân; tôn trọng sự hướng dẫn của người tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao trong việc đăng ký và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
(2) Không được mang các vật dễ cháy, nổ, vũ khí, chất độc hại, hung khí hay súc vật vào nơi tiếp công dân. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tự quản lý tiền, các tư trang và các giấy tờ cá nhân có giá trị khác.
(3) Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; tôn trọng đối với người tiếp công dân; nghiêm cấm việc kích động, gây rối trật tự, đe dọa, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người tiếp công dân; người thi hành công vụ.
(4) Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền và các thủ tục liên quan đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
(5) Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
(6) Không được tự ý sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm khi chưa được sự cho phép của người chủ trì tiếp công dân.
(7) Trình bày ngắn gọn, trung thực vụ việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị cho người tiếp công dân và ký xác nhận hoặc điểm chỉ về nội dung đã trình bày, về các thông tin, tài liệu đã cung cấp. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
(8) Trường hợp công dân đến nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm lần đầu thì phải có đơn theo mẫu quy định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc gửi kèm theo chứng minh thư nhân dân hợp lệ, bản án hoặc quyết định có hiệu lực đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và các tài liệu, chứng cứ cứ chứng minh cho yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu công dân nộp đơn không phải của mình thì phải có giấy ủy quyền kèm theo đơn.
(9) Không được can thiệp, dự, nghe việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người khác. Trường hợp nhiều người (từ 02 người trở lên) cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày; số lượng người đại diện sẽ do chủ trì buổi tiếp công dân quyết định.
(10) Hết giờ làm việc, công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị không được lưu lại nơi tiếp công dân của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
Công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa có đơn khiếu nại tố cáo thì có được tiếp nhận giải quyết không? (Hình từ Internet)
Công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa có đơn khiếu nại tố cáo thì có được tiếp nhận giải quyết không?
Căn cứ Điều 3 Nội quy tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 308/QĐ-TANDTC năm 2020 quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của người tiếp công dân
...
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì cán bộ tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
...
Theo quy định thì công dân khi đến trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mà chưa có đơn khiếu nại tố cáo thì người tiếp công dân của Tòa án phải hướng dẫn công dân viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nạo tố cáo phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Như vậy, trong trường hợp công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao nhân nhưng chưa có đơn khiếu nại tố cáo thì vẫn sẽ được Tòa án hướng dẫn để giải quyết.
Công dân đến khiếu nại tố cáo tại Tòa án nhân dân tối cao mà vi phạm quy định tại nơi tiếp công dân thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nội quy tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 308/QĐ-TANDTC năm 2020 quy đinh về việc xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. Những người vi phạm nội quy tiếp công dân và có các vi phạm pháp luật khác tại khu vực tiếp dân thì tùy từng trường hợp bị buộc rời khỏi khu vực tiếp dân hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cảnh sát bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ buổi tiếp công dân và thi hành lệnh của người chủ trì buổi tiếp công dân về việc lập biên bản vi phạm, buộc người vi phạm rời khỏi nơi tiếp dân hoặc xử lý người gây rối trật tự tại khu vực tiếp dân theo quy định của pháp luật./.
Như vậy, trường hợp công dân đến khiếu nại tố cáo tại Tòa án nhân dân tối cao mà vi phạm quy định tại nơi tiếp công dân thì bị buộc rời khỏi khu vực tiếp dân. Ngoài ra, tùy vào hành vi vi phạm cụ thể mà có thể bị xử ly theo quy định pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?