Công chứng viên hướng dẫn tập sự có được thu tiền đào tạo hay không? Công chứng viên có trách nhiệm nghề nghiệp thế nào?
Công chứng viên hướng dẫn tập sự có được thu tiền đào tạo hay không?
Tại Điều 11 Quy tắc hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định về quan hệ của công chứng viên với tập sự hành nghề công chứng như sau:
Quan hệ với tập sự hành nghề công chứng
1. Công chứng viên có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
c) Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
d) Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Theo đó công chứng viên khi nhận hướng dẫn tập sự không được đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng. Cũng có nghĩa không được thu tiền đào tạo từ người tập sự.
Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng (Hình từ Internet)
Ai là người có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Tại Điều 14 Quy tắc hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định về việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng như sau:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
1. Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên trong tổ chức mình.
4. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên tại tổ chức mình.
Theo đó các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là:
- Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
- Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp công
- Tổ chức hành nghề công chứng
Công chứng viên có trách nhiệm nghề nghiệp thế nào?
Tại Điều 5 Quy tắc hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định công chứng viên hành nghề có trách nhiệm hành nghề như sau:
- Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Công chứng viên sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng bằng cách luôn có mặt tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng trong giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
- Công chứng viên có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh của hợp đồng, giao dịch được yêu cầu công chứng; giải đáp một cách rõ ràng những thắc mắc của người yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch đúng với ý chí của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch; đảm bảo các bên có nhận thức đúng về pháp luật có liên quan và giá trị pháp lý của văn bản công chứng trước khi công chứng viên công chứng.
- Công chứng viên có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu công chứng các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trong hành nghề công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?