Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 như sau:
Điều kiện chung chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức, viên chức phải có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và ý thức tổ chức kỷ luật cao.
2. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang nghỉ chế độ chính sách theo quy định.
3. Việc cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm và nội dung, yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
4. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng khóa học.
5. Đối với công chức, viên chức được cử đi học sau đại học hoặc đào tạo chứng chỉ quốc tế từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước; từ nguồn học bổng của các đề án thuộc Chính phủ Việt Nam và các nước hoặc từ nguồn học bổng của các tổ chức phi chính phủ phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại Kiểm toán nhà nước sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Như vậy, công chức viên chức Kiểm toán nhà nước cần phải có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và ý thức tổ chức kỷ luật cao để được chọn, cử đi đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
Ngoài ra, công chức viên chức Kiểm toán nhà nước cần phải đáp ứng được các điều kiện chung nêu trên để được chọn, cử đi đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước phải có yếu tố những nào để được chọn đào tạo bồi dưỡng? (Hình từ Internet)
Để được bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên nhà nước thì công chức viên chức cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 26 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Quyết định 1964/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện tham gia bồi dưỡng ngắn hạn ở trong nước
Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 25 của Quy chế này, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải có các điều kiện như sau:
1. Bồi dưỡng chuyên môn các ngạch kiểm toán viên nhà nước
a) Đối với bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên: Công chức, viên chức được tuyển dụng vào Kiểm toán nhà nước đã hoàn thành các chương trình bồi dưỡng: Quản lý tài chính công, tài sản công; Nguyên lý kế toán; Lý thuyết kiểm toán; Tổng quan về hệ thống pháp luật (ngoại trừ những trường hợp miễn học, miễn thi).
b) Đối với bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính
- Công chức đang ở ngạch kiểm toán viên có thời gian giữ ngạch 03 năm trở lên hoặc ở ngạch tương đương có thời gian giữ ngạch 06 năm trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên.
- Công chức đang ở ngạch chuyên viên chính và tương đương có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên (trừ các trường hợp được miễn chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại Quy chế chuyển ngạch kiểm toán viên nhà nước).
c) Đối với bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp
- Công chức đang ở ngạch kiểm toán viên chính có thời gian giữ ngạch 03 năm trở lên hoặc ở ngạch tương đương có thời gian giữ ngạch 06 năm trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính.
- Công chức đang ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính (trừ các trường hợp được miễn chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại Quy chế chuyển ngạch kiểm toán viên nhà nước).
d) Đối tượng khác tham gia bồi dưỡng các ngạch kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
...
Như vậy, đối với bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên nhà nước thì công chức viên chức được tuyển dụng vào Kiểm toán nhà nước đã hoàn thành các chương trình bồi dưỡng như:
- Quản lý tài chính công, tài sản công;
- Nguyên lý kế toán;
- Lý thuyết kiểm toán;
- Tổng quan về hệ thống pháp luật (ngoại trừ những trường hợp miễn học, miễn thi).
Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có trách nhiêm gì?
Căn cứ theo Điều 40 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 như sau:
Theo đó, trách nhiệm của công chức viên chức Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như sau:
(1) Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
(2) Công chức, viên chức đang giữ chức vụ và thuộc ngạch, chức danh nào đều phải đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho chức vụ và ngạch, chức danh đó.
(3) Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành tốt nội quy, quy chế và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học và phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng thời gian quy định.
(4) Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình phê duyệt dự toán mua sắm? Tải về tờ trình phê duyệt dự toán mua sắm hàng hóa mới nhất?
- Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
- Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Tòa án? Di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia như thế nào?