Công chức tư pháp có phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không?
- Công chức tư pháp có phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không?
- Công chức tư pháp có phải tham gia cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay không?
- Vắng mặt sự tham gia công chức tư pháp, hộ tịch thì cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được tổ chức không?
Công chức tư pháp có phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không?
Trước đây tại Điều 17 Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quy định về thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau đây:
a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
b) Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này;
c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định.
2. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; được lưu trong hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(Tuy nhiên, Nghị định 111/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ 01/01/2022 do được thay thế bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP. Văn bản thay thế không quy định về việc phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như quy định trước đây nữa.)
Hiện chỉ thấy có quy định về việc công chức tư pháp - hộ tịch cho ý kiến về hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giao dục tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan công an theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà thôi, cụ thể quy định như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có), cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Công chức tư pháp có phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không? (Hình từ Internet)
Công chức tư pháp có phải tham gia cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP về thành phần tham gia cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Thành phần tham gia cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an cấp xã;
c) Công chức tư pháp - hộ tịch;
d) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, thì ngoài những thành phần quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có sự tham gia của công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
e) Trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
Theo đó khi tổ chức cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cần có sự tham gia của công chức tư pháp, hộ tịch.
Vắng mặt sự tham gia công chức tư pháp, hộ tịch thì cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được tổ chức không?
Tại khoản 8 Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có nêu như sau:
Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
8. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được tổ chức khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên quy định tại khoản 2 Điều này được mời.
Theo quy định trên cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không được tổ chức khi không đủ 2/3 số thành viên được mời.
Như vậy trường hợp thiếu công chức tư pháp, hộ tịch mà vẫn đủ 2/3 số thành viên tham dự thì cuộc họp vẫn được tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?