Công chức quản lý trong lĩnh vực chứng khoán có được thành lập công ty chứng khoán sau khi thôi giữ chức vụ không?
Công chức chứng khoán có phải là người có chức vụ quyền hạn không?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 60/2022/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Quy tắc ứng xử
1. Người có chức vụ, quyền hạn có thời gian công tác trong các lĩnh vực nêu tại Điều 5 Thông tư này sau khi thôi chức vụ không được thành lập, giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
3. Các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Như vậy, người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Vậy nếu công chức chứng khoán được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó thì mới được coi là người có chức vụ quyền hạn.
Trường hợp chị từng là công chức quản lý tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên cũng là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định trên.
Công chức quản lý trong lĩnh vực chứng khoán có được thành lập công ty chứng khoán sau khi thôi giữ chức vụ không? (Hình từ Internet)
Công chức quản lý trong lĩnh vực chứng khoán có được thành lập công ty chứng khoán sau khi thôi giữ chức vụ không?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về việc thành lập công ty chứng khoán với công chức chứng khoán như sau:
Danh mục các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ
Các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ bao gồm:
1. Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
2. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Quản lý nhà nước về bảo hiểm.
4. Quản lý nhà nước về hải quan.
5. Quản lý nhà nước về giá.
6. Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
7. Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
8. Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.
9. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.
10. Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.
11. Quản lý nhà nước về tài sản công.
Như vậy, do chị là công chức và là người có chức vụ quyền hạn nên sau khi thôi giữ chức vụ sẽ không được thành lập giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công chức quản lý trong lĩnh vực chứng khoán đã thôi giữ chức vụ được thành lập công ty chứng khoán khi nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ
1. Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
2. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
Như vậy, trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì công chức không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
Trường hợp của chị thì sau thời hạn nêu trên thì chị có thể thành lập công ty chứng khoán như bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?