Công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau thế nào thì được thăm hỏi?
- Công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau thế nào thì được thăm hỏi?
- Mức chi thăm hỏi đối với công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị ốm đau là bao nhiêu?
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm tổ chức thăm hỏi ốm đau đối với những công chức nhà nước nào?
Công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau thế nào thì được thăm hỏi?
Điều kiện thăm hỏi công chức nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế thăm hỏi, lễ tang, viếng chia buồn đối với công chức, viên chức và thân nhân của công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1177/QĐ-BHXH năm 2012 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 582/QĐ-BHXH năm 2015) như sau:
Điều kiện và mức chi thăm hỏi
1. Điều kiện thăm hỏi
a) Các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2 ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc điều trị tại cơ sở y tế từ 5 ngày trở lên (kể cả ngày nghỉ lễ, tết).
b) Các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 2 ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở y tế từ 7 ngày trở lên.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế thăm hỏi, lễ tang, viếng chia buồn đối với công chức, viên chức và thân nhân của công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1177/QĐ-BHXH năm 2012 quy định như sau:
Phạm vi và đối tượng
1. Phạm vi
Quy chế này được áp dụng đối với các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể:
a) Tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và đơn vị trực thuộc khác (gồm: các Ban, Văn phòng, Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, các Ban Quản lý dự án, sau đây gọi chung là Tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc).
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
c) Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh).
2. Đối tượng
a) Công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế đang làm việc (gọi chung là công chức, viên chức) tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau, tai nạn hoặc từ trần.
b) Công chức, viên chức đã nghỉ hưu thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ trần.
c) Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp (sau đây gọi chung là thân nhân chủ yếu) của công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau, tai nạn hoặc từ trần.
Như vậy, theo quy định, công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc điều trị tại cơ sở y tế từ 5 ngày trở lên (kể cả ngày nghỉ lễ, tết) thì được thăm hỏi.
Công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ốm đau thế nào thì được thăm hỏi? (Hình từ Internet)
Mức chi thăm hỏi đối với công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị ốm đau là bao nhiêu?
Mức chi thăm hỏi công chức nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế thăm hỏi, lễ tang, viếng chia buồn đối với công chức, viên chức và thân nhân của công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1177/QĐ-BHXH năm 2012 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 582/QĐ-BHXH năm 2015) như sau:
Điều kiện và mức chi thăm hỏi
1. Điều kiện thăm hỏi
a) Các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2 ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc điều trị tại cơ sở y tế từ 5 ngày trở lên (kể cả ngày nghỉ lễ, tết).
b) Các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 2 ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở y tế từ 7 ngày trở lên.
2. Mức chi thăm hỏi:
a) Đối với các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2, mức chi thăm hỏi là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
b) Đối với các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 2, mức chi thăm hỏi là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng).
c) Trường hợp đặc biệt, Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Lãnh đạo Ngành xem xét, quyết định mức chi thăm hỏi.
d) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định mức chi thăm hỏi đối với công chức, viên chức và thân nhân của công chức, viên chức ốm đau và các trường hợp đặc biệt thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.
Như vậy, theo quy định, mức chi thăm hỏi đối với công chức nhà nước đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị ốm đau là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm tổ chức thăm hỏi ốm đau đối với những công chức nhà nước nào?
Trách nhiệm tổ chức thực hiện thăm hỏi được quy định tại Điều 4 Quy chế thăm hỏi, lễ tang, viếng chia buồn đối với công chức, viên chức và thân nhân của công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1177/QĐ-BHXH năm 2012 như sau:
Tổ chức thực hiện thăm hỏi
1. Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo Lãnh đạo Ngành thăm hỏi, động viên đối với các trường hợp ốm đau, tai nạn sau đây:
a) Lãnh đạo Ngành hoặc thân nhân chủ yếu của Lãnh đạo Ngành.
b) Thủ trưởng tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đương chức nếu điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Thủ trưởng tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì phối hợp với công đoàn đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên đối với công chức, viên chức hoặc thân nhân chủ yếu của công chức, viên chức thuộc đơn vị khi ốm đau, tai nạn.
3. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên đối với công chức, viên chức hoặc thân nhân chủ yếu của công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh khi ốm đau, tai nạn theo quy định.
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm tổ chức thăm hỏi ốm đau đối với những công chức nhà nước thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?