Công chức ngành Kiểm sát nhân dân phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho bộ phận quản lý trong thời gian bao lâu sau khi hoàn thành chuyến công tác nước ngoài?
- Đơn vị nào có thẩm quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao của công chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Công chức phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho đơn vị quản lý trong thời gian bao lâu sau khi hoàn thành chuyến công tác nước ngoài?
- Đơn vị quản lý hộ chiếu ngoại giao có trách nhiệm gì trong trường hợp công chức sau khi nhập cảnh về nước cố tình không giao nộp hộ chiếu?
Đơn vị nào có thẩm quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao của công chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Căn cứ Điều 4 Quy định quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-VKSTC-HTQT & TTTPHS năm 2013 quy định về đơn vị có thẩm quyền quản lý hộ chiếu như sau:
Đơn vị có thẩm quyền quản lý hộ chiếu
Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao Vụ Họp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự là đơn vị có thẩm quyền quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là đơn vị quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc. Phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp thực hiện quản lý hộ chiêu.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự là đơn vị có thẩm quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao của công chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đơn vị nào có thẩm quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao của công chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao? (Hình từ Internet)
Công chức phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho đơn vị quản lý trong thời gian bao lâu sau khi hoàn thành chuyến công tác nước ngoài?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-VKSTC-HTQT & TTTPHS năm 2013 quy định về trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu như sau:
Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu
Cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân các cấp được cấp hộ chiếu có trách nhiệm:
1. Giữ gìn, bảo quản hộ chiếu cẩn thận, không tẩy xóa, sửa chữa nội dung hộ chiếu, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái pháp luật Việt Nam; khi bị mất hộ chiếu phải khai báo cơ quan có thẩm quyền.
Nếu người được cấp hộ chiếu bị mất ở trong nước thì phải khai báo bằng văn bản với cơ quan cấp hộ chiếu đó và phải báo cáo ngay với cơ quan cử mình ra nước ngoài. Nếu bị mất ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất.
2. Không sử dụng hộ chiếu đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
3. Kết thúc chuyến công tác nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam, phải nộp lại hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu, trừ trường hợp có lý do chính đáng do thủ trưởng đơn vị quản lý hộ chiếu quyết đinh.
4. Khi thay đổi cơ quan làm việc phải báo cáo đơn vị quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và nơi chuyển đến để thực hiện việc quản lý.
Như vậy, theo quy định thì sau khi kết thúc chuyến công tác nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam, công chức phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho đơn vị quản lý hộ chiếu.
Trừ trường hợp có lý do chính đáng do thủ trưởng đơn vị quản lý hộ chiếu quyết đinh.
Đơn vị quản lý hộ chiếu ngoại giao có trách nhiệm gì trong trường hợp công chức sau khi nhập cảnh về nước cố tình không giao nộp hộ chiếu?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-VKSTC-HTQT & TTTPHS năm 2013 quy định về trách nhiệm của đơn vị quản lý hộ chiếu như sau:
Trách nhiệm của đơn vị quản lý hộ chiếu
Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Phòng Tổ chức cán bộ) là đơn vị được giao quản lý hộ chiếu có trách nhiệm:
1. Lập sổ theo dõi việc quản lý, giao và nhận hộ chiếu; giữ gìn hộ chiếu an toàn, không để thất lạc, hư hỏng.
2. Bàn giao hộ chiếu cho cán bộ, công chức khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài của cấp có thẩm quyền; việc bàn giao phải có ký nhận. Trường hợp cán bộ, công chức được cấp hộ chiếu sau khi nhập cảnh về nước cố tình không giao hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu theo quy định, đơn vị quản lý hộ chiếu phải có báo cáo bằng văn bản gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và có biện pháp kịp thời thu hồi hộ chiếu.
3. Chuyển hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu mới khi cán bộ, công chức được cấp hộ chiếu điều chuyển công tác.
4. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao và Cục Quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do đơn vi mình quản lý bị mất, bị hỏng.
5. Chuyển cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao để hủy giá trị hộ chiêu của cán bộ, công chức không còn diện được sử dụng hộ chiêu bao gồm người nghỉ hưu, thôi việc, ra khỏi biên chế, bị chết, mất tích.
6. Thu hồi và quản lý hộ chiếu của vợ (hoặc chồng) cùng đi theo hành trình công tác (nếu có) của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 6 Nghị định 136.
Như vậy, trong trường hợp công chức được cấp hộ chiếu ngoại giao sau khi nhập cảnh về nước mà cố tình không giao nộp hộ chiếu thì đơn vị quản lý hộ chiếu phải có báo cáo bằng văn bản gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và có biện pháp kịp thời thu hồi hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?