Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế có những quyền hạn gì?
- Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế có những quyền hạn gì?
- Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể sẽ làm những công việc gì?
- Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ như thế nào?
Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế có những quyền hạn gì?
Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế có những quyền hạn được quy định tại Mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế Phụ Lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong công tác quản lý thương mại quốc tế.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp liên quan.
Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể sẽ làm những công việc gì?
Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể sẽ làm những công việc được quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế Phụ Lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT như sau:
Công việc cụ thể:
1- Phối hợp các đơn vị liên quan và công chức khác triển khai hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về quản lý thương mại quốc tế trên phạm vi cả nước theo phân công, bao gồm: xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại quốc tế; phòng vệ thương mại; thương mại điện tử và kinh tế số; chính sách phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp với các nước, vùng lãnh thổ, khu vực, tiểu vùng, các tổ chức quốc tế và tổ chức kinh tế thương mại, công nghiệp.
Hoặc: (cấp tỉnh)
1- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Quản lý thương mại quốc tế trong phạm vi tỉnh, bao gồm: xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại; phòng vệ thương mại;
2- Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên.
3- Tham gia phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác của công tác quản lý thương mại quốc tế theo phân công.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
1- Đảm bảo theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
2- Thực hiện theo yêu cầu kế hoạch công tác.
Chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế (Hình từ Internet)
Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ như thế nào?
Công chức ngành công thương có vị trí việc làm là chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên về quản lý thương mại quốc tế Phụ Lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT như sau:
(1) Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, luật, kỹ thuật, thương mại quốc tế, luật, tài chính, ngoại ngữ, ngoại giao, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương.
(2) Bồi dưỡng, chứng chỉ
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
(3) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng đoàn kết nội bộ.
(4) Các yêu cầu khác
- Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
- Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại.
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu.
- Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý thương mại quốc tế.
- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý thương mại quốc tế.
- Nắm được xu hướng phát triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?