Công chức luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo có được hưởng các quyền lợi như công chức của cơ quan nơi luân chuyển đến không?
- Công chức luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo có được hưởng các quyền lợi như công chức của cơ quan nơi luân chuyển đến không?
- Việc bố trí và sử dụng công chức sau luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo được căn cứ vào đâu?
- Bố trí và sử dụng công chức sau luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như thế nào?
- Đơn vị nơi công chức được luân chuyển đến có những trách nhiệm gì theo quy định?
Công chức luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo có được hưởng các quyền lợi như công chức của cơ quan nơi luân chuyển đến không?
Căn cứ theo Điều 31 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển
1. Được tiếp tục duy trì trong danh sách quy hoạch chức danh lãnh đạo (tại đơn vị trước khi luân chuyển) nếu vẫn đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định;
2. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
3. Được hưởng các quyền lợi như công chức của cơ quan, đơn vị nơi luân chuyển đến (quy hoạch, nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng).
4. Được hưởng các chế độ hỗ trợ về vật chất như chế độ nhà công vụ, trợ cấp khó khăn ban đầu (một lần) hoặc trợ cấp thường xuyên theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ GDĐT.
Theo quy định cụ thể trên, công chức luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo được hưởng các quyền lợi như công chức của cơ quan nơi luân chuyển đến (quy hoạch, nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng).
Công chức luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Việc bố trí và sử dụng công chức sau luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo được căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển như sau:
Bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển
1. Căn cứ bố trí, sử dụng
Việc bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển được căn cứ trên các cơ sở sau:
a) Nhận xét, đánh giá về kết quả công tác trong thời gian luân chuyển.
b) Tình hình thực tế của đơn vị trước khi luân chuyển tại thời điểm bố trí công việc cho công chức luân chuyển.
...
Theo đó, việc bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo được căn cứ trên các cơ sở sau:
- Nhận xét, đánh giá về kết quả công tác trong thời gian luân chuyển.
- Tình hình thực tế của đơn vị trước khi luân chuyển tại thời điểm bố trí công việc cho công chức luân chuyển.
Bố trí và sử dụng công chức sau luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển
...
2. Bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển
a) Khi hết thời gian luân chuyển, công chức có thể được xem xét, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn hoặc tương đương với chức vụ trước khi luân chuyển. Riêng công chức không hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ luân chuyển thì không bố trí ở chức vụ cao hơn so với chức vụ trước khi luân chuyển.
b) Trong thời gian luân chuyển, nếu công chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo các quy định của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, khi hết thời gian luân chuyển, công chức có thể được xem xét, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn hoặc tương đương với chức vụ trước khi luân chuyển.
Riêng công chức không hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ luân chuyển thì không bố trí ở chức vụ cao hơn so với chức vụ trước khi luân chuyển.
Trong thời gian luân chuyển, nếu công chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo các quy định của Đảng và Nhà nước.
Đơn vị nơi công chức được luân chuyển đến có những trách nhiệm gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện luân chuyển
...
2. Trách nhiệm của đơn vị nơi đến
a) Bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ để công chức được luân chuyển đến hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Đánh giá, phân loại công chức hằng năm đối với công chức được luân chuyển đến tại đơn vị mình theo quy định của Pháp luật và của Bộ; gửi 01 bản đánh giá, phân loại công chức hằng năm về đơn vị có thẩm quyền lưu hồ sơ công chức để lưu theo quy định, 01 bản về đơn vị có công chức được luân chuyển và lưu 01 bản tại đơn vị để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển.
c) Có chế độ, chính sách hỗ trợ, khen thưởng công chức trong thời gian luân chuyển tại đơn vị theo quy định của Pháp luật và của đơn vị.
d) Khi hết thời gian luân chuyển, người đứng đầu đơn vị và cấp ủy cùng cấp nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức trong thời gian luân chuyển và đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định tiếp nhận công chức trở lại đơn vị cũ công tác.
...
Theo đó, đơn vị nơi công chức được luân chuyển đến có những trách nhiệm theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?