Công chức làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư chỉ được vận chuyển tài liệu mật khi nào?
- Công chức làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư chỉ được vận chuyển tài liệu mật khi nào?
- Trước khi giao tài liệu mật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư có phải đăng ký vào sổ đăng ký bí mật nhà nước đi không?
- Trường hợp tài liệu mật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu chỉ người có tên mới được bóc bì thì người nhận có được bóc bì không?
Công chức làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư chỉ được vận chuyển tài liệu mật khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước của các cơ quan, đơn vị trong ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê thực hiện. Công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi được Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo.
...
Theo đó, công chức làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Đầu tư chỉ được vận chuyển tài liệu mật khi được Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo.
Bí mật nhà nước (Hình từ Internet)
Trước khi giao tài liệu mật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư có phải đăng ký vào sổ đăng ký bí mật nhà nước đi không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đóng ý bằng văn bản.
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”.
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong.
c) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thực hiện bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
...
Theo đó, trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đóng ý bằng văn bản.
Trường hợp tài liệu mật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu chỉ người có tên mới được bóc bì thì người nhận có được bóc bì không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
3. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”.
b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, ngươi nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người được lãnh đạo đơn vị ủy quyền giải quyết.
c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo cho nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chưa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngày người đứng đầu cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý.
...
Theo đó, trường hợp tài liệu mật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu chỉ người có tên mới được bóc bì người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì.
Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người được lãnh đạo đơn vị ủy quyền giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?