Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
- Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
- Công chức không giữ chức vụ quản lý là nữ giới đang trong thời gian mang thai thì có bị xem xét xử lý kỷ luật hay không?
- Công chức không giữ chức vụ quản lý bị mất năng lực hành vi dân sự thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật hay không?
Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật theo Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương.
Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ai là người có quyền xử lý kỷ luật công chức không giữ chức vụ quản lý?
Người có quyền xử lý kỷ luật công chức không giữ chức vụ quản lý được quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định này.
Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi chủ trì tổ chức họp kiểm điểm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
4. Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Theo quy định trên, người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật với công chức không giữ chức vụ quản lý. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Công chức không giữ chức vụ quản lý là nữ giới đang trong thời gian mang thai thì có bị xem xét xử lý kỷ luật hay không?
Công chức không giữ chức vụ quản lý là nữ giới đang trong thời gian mang thai thì có bị xem xét xử lý kỷ luật hay không cần căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, công chức không giữ chức vụ quản lý là nữ giới đang trong thời gian mang thai thì chưa xem xét xử lý kỷ luật nhưng vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật khi con được 12 tháng tuổi.
Công chức không giữ chức vụ quản lý bị mất năng lực hành vi dân sự thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật hay không?
Công chức không giữ chức vụ quản lý bị mất năng lực hành vi dân sự thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật hay không phải căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Như vậy, công chức không giữ chức vụ quản lý bị mất năng lực hành vi dân sự được miễn trách nhiệm kỷ luật chỉ khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?