Công chức có được tham gia đào tạo, bồi dưỡng hay không? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức quy định thế nào?
Công chức là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức ra sao?
Căn cứ, Điều 47 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:
"1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định."
Như vậy, bạn thấy rằng về chế độ đào tạo của công chức phải đảm bảo về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo cũng như bồi dưỡng công chức phải phụ thuộc vào các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó phải đảm bảo được hình thức bao gồm bồi dưỡng và đào tạo theo chương trình và nội dung do Chính phủ quy định.
Đào tạo bồi dưỡng
Công chức có được tham gia đào tạo, bồi dưỡng hay không?
Căn cứ Điều 49 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng như sau:
“1. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
3. Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.
4. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bạn thấy rằng công chức có quyền lợi được tham gia vào đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật như: Được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật; Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.
Bên cạnh đó công chức cũng phải có trách nhiệm trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng như: Phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Công chức nào đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. Như vậy trường hợp của bạn được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhưng bạn phải luôn đảm bảo được các trách nhiệm của một người công chức.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức như thế nào?
Căn cứ, Điều 48 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bạn thấy rằng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị đào tạo bồi dưỡng cũng phải có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Bên cạnh đó, có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?