Công chức chậm thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thì được xem xét đánh giá, phân loại như thế nào?
Chậm thi hành án hành chính là hành vi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP giải thích về hành vi được xem là chậm thi hành án hành chính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Chậm thi hành án là hành vi cố ý của người phải thi hành án không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính trong thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
...
Theo đó chiếu đến khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án:
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án
...
2. Thời hạn tự nguyện thi hành án được xác định như sau:
a) Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thông báo kết quả thi hành án quy định tại khoản này bằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó.
Công chức chậm thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thì được xem xét đánh giá, phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 71/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành án hành chính
1. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25 và Điều 26 Nghị định này.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức vi phạm trong thi hành án hành chính chưa được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.
3. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Kết quả xử lý kỷ luật được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
Theo đó công chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Kết quả xử lý kỷ luật được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
Công chức chậm thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thì được xem xét đánh giá, phân loại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định:
Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
1. Chậm thi hành án.
2. Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.
4. Từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình, kết quả thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này.
5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.
6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Theo quy định trên thì công chức chậm thi hành án sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách.
Dẫn chiếu tới Điều 31 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về việc xem xét đánh giá, phân loại công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính như sau:
Xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính
Cơ quan, người có thẩm quyền không xét thi đua, khen thưởng; không đánh giá, phân loại ở mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính.
Như vậy cơ quan, người có thẩm quyền không xét thi đua, khen thưởng; không đánh giá, phân loại ở mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với công chức vi phạm việc chậm thi hành án hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?