Công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những phương thức nào và cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được hiểu như thế nào?
- Công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những phương thức nào?
- Khi thực hiện công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Việc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 47/2020/NĐ-CP giải thích dữ liệu mở của cơ quan nhà nước như sau:
Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước: là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Trong Nghị định này, dữ liệu mở được hiểu là dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.
Công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức, cách thức công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được cung cấp qua các phương thức sau:
a) Cung cấp dữ liệu được đóng gói và cho phép tổ chức, cá nhân tải về sử dụng;
b) Cung cấp dữ liệu thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
2. Dữ liệu mở phải được công bố trên Cổng dữ liệu quốc gia.
Như vậy công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những phương thức sau đây:
- Cung cấp dữ liệu được đóng gói và cho phép tổ chức, cá nhân tải về sử dụng;
- Cung cấp dữ liệu thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
Dữ liệu mở phải được công bố trên Cổng dữ liệu quốc gia.
Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Khi thực hiện công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu trong việc công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Không tiết lộ thông tin cá nhân; đánh giá và hạn chế nguy cơ, rủi ro tiết lộ thông tin cá nhân khi kết hợp với các thông tin khác.
2. Bảo đảm an toàn, an ninh khi sử dụng dữ liệu mở bao gồm cả rủi ro do dữ liệu mở gây ra hoặc rủi ro khi dữ liệu mở kết hợp với dữ liệu khác gây ra.
3. Danh mục dữ liệu mở được rà soát, sửa đổi (nếu có) theo định kỳ, tối thiểu 6 tháng một lần; dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy khi thực hiện công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Không tiết lộ thông tin cá nhân; đánh giá và hạn chế nguy cơ, rủi ro tiết lộ thông tin cá nhân khi kết hợp với các thông tin khác.
- Bảo đảm an toàn, an ninh khi sử dụng dữ liệu mở bao gồm cả rủi ro do dữ liệu mở gây ra hoặc rủi ro khi dữ liệu mở kết hợp với dữ liệu khác gây ra.
- Danh mục dữ liệu mở được rà soát, sửa đổi (nếu có) theo định kỳ, tối thiểu 6 tháng một lần; dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Việc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Hoạt động cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà nước cung cấp;
b) Dữ liệu mở được cung cấp là dữ liệu được cập nhật mới nhất;
c) Dữ liệu mở phải có khả năng truy cập sử dụng được trên môi trường mạng;
d) Dữ liệu mở phải đảm bảo khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được;
đ) Tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở;
e) Dữ liệu mở ở định dạng mở;
g) Sử dụng dữ liệu mở là miễn phí;
h) Ưu tiên cung cấp dữ liệu mở đối với dữ liệu mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình.
Như vậy việc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?