Công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có được hưởng các chế độ ưu đãi hay không?
- Công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có được hưởng các chế độ ưu đãi hay không?
- Công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì được hưởng chế độ trợ cấp đối với khoảng thời gian làm việc cụ thể nào?
- Kinh phí thực hiện chế độ đối với công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được lấy từ đâu?
Công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có được hưởng các chế độ ưu đãi hay không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg có quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quyết định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
[...]"
Đồng thời, khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC có quy định:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
[...]
2. Đối tượng áp dụng:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được tuyển vào Công an sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm công tác trong Công an, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000.
- Thương binh đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000; thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hoặc đã về gia đình.
- Chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức Công an rồi thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 nhưng không thực hiện được hoặc đã về địa phương mà chưa giải quyết chế độ.
- Xuất ngũ đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế về nước rồi xuất ngũ trước ngày 01 tháng 4 năm 2000.
b) Công nhân viên chức Công an trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, đã thôi việc trước ngày 01/01/1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng."
Theo đó, trong trường hợp ông bạn là công an nhân dân nhập ngũ vào tháng 3/1979 (trước ngày 30 tháng 4 năm 1975) và xuất ngũ vào năm 1982 . Do đó, nếu xét thuộc những điều kiện cụ thể trên đây thì có thể được xem xét cho hưởng các chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975 có được hưởng các chế độ ưu đãi không?
Công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì được hưởng chế độ trợ cấp đối với khoảng thời gian làm việc cụ thể nào?
Cách tính thời gian được hưởng chế độ đối với trường hợp nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và hiện đã xuất ngũ được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC cụ thể như sau:
"Điều 2. Cách tính thời gian được hưởng chế độ
1. Thời gian tính hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này là thời gian công tác thực tế trong lực lượng Công an nhân dân (kể cả thời gian công tác trong quân đội, cơ yếu) cộng với thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thuộc các nhóm đối tượng quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (nếu có). Thời gian tính hưởng chế độ nếu có gián đoạn thì được cộng dồn.
Đối với các trường hợp chuyển ngành sau đó thôi việc hoặc đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc về địa phương một thời gian rồi mới tiếp tục làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài Công an nhân dân hoặc đi lao động hợp tác quốc tế, sau đó lại xuất ngũ, thôi việc hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì thời gian công tác ngoài Công an (không trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế), thời gian lao động hợp tác quốc tế, thời gian điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý không được tính là thời gian hưởng chế độ.
2. Thời gian tính hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này là thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Trường hợp đối tượng có thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thuộc các nhóm đối tượng quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn.
3. Thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần nếu có tháng lẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính bằng nửa (1/2) năm. Thời gian hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tính tròn năm (đủ 12 tháng)."
Bạn có thể đối chiếu những quy định trên đây với thông tin thực tế của ông bạn để xác định được thời gian cụ thể được hưởng chế độ là thời gian nào.
Kinh phí thực hiện chế độ đối với công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC, kinh phí chi trả chế độ được lấy từ những nguồn sau:
"Điều 7. Kinh phí đảm bảo
1. Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần quy định tại Điều 3 Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm. Kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng Bộ Tài chính cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương chi trả; kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần Bộ Tài chính cấp theo đề nghị của Bộ Công an.
2. Kinh phí chi mua bảo hiểm y tế và thực hiện chế độ mai táng phí theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này do ngân sách địa phương đảm bảo.
3. Kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này bằng 4% tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng do ngân sách Trung ương đảm bảo; kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng thực hiện theo quy định đối với trợ cấp ưu đãi người có công.
Nội dung chi kinh phí đảm bảo cho công tác chi trả gồm: Tuyên truyền, phổ biến chính sách; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; xét duyệt, thẩm định hồ sơ; sơ kết, tổng kết; in ấn tài liệu, mẫu biểu, văn phòng phẩm, mua sắm, sửa chữa trang bị phục vụ công tác quản lý, xét duyệt, chi trả. Mức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước."
Như vậy, kinh phí đảm bảo chi trả chế độ đối với trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí cũng sẽ được lấy từ những nguồn tương ứng khác nhau, cụ thể như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?