Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai?
- Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai?
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an huyện trong Công an nhân dân đúng không?
- Trưởng Công an huyện có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân không?
Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai?
Để biết Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không thì căn cứ Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân như sau:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Như vậy, Công an huyện thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân theo quy định pháp luật.
Để biết chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai thì căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
Như vậy, chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là Bộ trưởng Bộ Công an.
Theo đó, chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an huyện trong Công an nhân dân đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân
1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an huyện.
Trưởng Công an huyện có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân không?
Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trưởng Công an huyện là một trong các chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân.
Theo đó, chức vụ Trưởng Công an huyện trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Và chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết của shipper Shopee 2025 chính thức? Lịch nghỉ Tết Shopee 2025? Shipper bao giờ nghỉ Tết 2025?
- Phụ lục Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT về mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
- 11 Nội dung truyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?