Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì?

Con riêng là gì? Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì? Đăng ký kết hôn như thế nào để có giá trị pháp lý?

Con riêng là gì? Con riêng của vợ chồng có được kết hôn với nhau không?

Hiện nay, pháp luật không quy định khái niệm con riêng là gì, tuy nhiên có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Và theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, pháp luật chỉ cấm việc kết hôn giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng mà không cấm việc kết hôn giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng.

Theo đó, nếu con riêng của vợ và con riêng của chồng có đủ các điều kiện đăng ký kết hôn như trên thì vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì?

Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng?

Pháp luật cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng và ngược lại, quyền và nghĩa vụ của con riêng của vợ hoặc chồng với cha dượng và mẹ kế. Cụ thể, Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

- Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình như sau:

+ Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

+ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ;

Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;

Không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

+ Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

+ Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

+ Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

- Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình như sau:

+ Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

+ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

+ Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.

Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

+ Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

+ Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Đăng ký kết hôn như thế nào để có giá trị pháp lý?

Căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đăng ký kết hôn như sau:

Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Do đó, theo quy định trên để việc đăng ký kết hôn có giá trị pháp lý thì phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Hôn nhân và gia đình
Đăng ký kết hôn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đăng ký kết hôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/16092024/con-rieng-la-gi.jpg
Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì?
Pháp luật
Tái hôn là gì? Điều kiện để tái hôn sau khi ly hôn là gì? Tái hôn với chồng cũ có phải đăng ký kết hôn lại không?
Pháp luật
Chỉ đám cưới mà không đăng ký kết hôn có được công nhận là vợ chồng? Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn là bao lâu?
Pháp luật
Thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không? Nhà vợ thách cưới quá cao có bị xử phạt tiền không?
Pháp luật
Chồng đe dọa không cho vợ ly hôn thì có vi phạm pháp luật không? Đe dọa không cho ly hôn thì có bị đi tù không?
Pháp luật
Không đăng ký kết hôn mà muốn ly hôn thì Tòa án có thụ lý giải quyết đơn yêu cầu ly hôn không theo quy định không?
Pháp luật
Sinh con rồi mới đăng ký kết hôn thì sẽ phát sinh vấn đề gì? Cha mẹ chưa ĐKKH vẫn có quyền đăng ký khai sinh cho con trong mọi trường hợp đúng không?
Pháp luật
Ngoại tình tư tưởng là gì? Dấu hiệu của ngoại tình tư tưởng? Ngoại tình tư tưởng có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có được nhờ người khác đăng ký kết hôn thay? Việc đăng ký kết hôn bị từ chối trong trường hợp nào?
Pháp luật
Không đăng ký kết hôn, làm sao có tên cha trong giấy khai sinh? Thời hạn đăng ký giấy khai sinh là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hôn nhân và gia đình
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
40 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào