Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 1 đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập?
- Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 1 đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập?
- Viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chuyên môn nghiệp vụ?
- Đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 được thể hiện qua những tiêu chí nào?
Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 1 đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Dinh dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.09.26
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp cao đẳng dinh dưỡng;
Theo đó, trước đây đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.
Tuy nhiên theo quy định hiện hành, không có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Dinh dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.09.26
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ chuyên môn về dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm;
b) Thực hiện các hoạt động dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm để dự phòng và điều trị.
c) Tham gia kiểm tra, giám sát công tác dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm: quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm, khẩu phần có chất lượng, đúng chỉ định và đảm bảo an toàn;
d) Quản lý trực tiếp trang thiết bị phục vụ kỹ thuật chuyên môn thuộc phạm vi phụ trách;
đ) Thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn và công tác chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực hành chuyên môn kỹ thuật khi có yêu cầu
...
Theo đó, viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ chuyên môn về dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm;
- Thực hiện các hoạt động dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm để dự phòng và điều trị.
- Tham gia kiểm tra, giám sát công tác dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm: quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm, khẩu phần có chất lượng, đúng chỉ định và đảm bảo an toàn;
- Quản lý trực tiếp trang thiết bị phục vụ kỹ thuật chuyên môn thuộc phạm vi phụ trách;
- Thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn và công tác chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm;
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực hành chuyên môn kỹ thuật khi có yêu cầu
Viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chuyên môn nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Dinh dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.09.26
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Có năng lực khai thác, thu thập thông tin về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
c) Có năng lực phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả;
d) Có năng lực xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm khi được giao;
đ) Có năng lực thực hiện truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Theo đó, viên chức dinh dưỡng hạng 4 tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về chuyên môn nghiệp vụ:
- Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có năng lực khai thác, thu thập thông tin về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
- Có năng lực phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả;
- Có năng lực xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm khi được giao;
- Có năng lực thực hiện truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức dinh dưỡng hạng 4 được thể hiện qua những tiêu chí nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh, của cộng đồng về các nhu cầu dinh dưỡng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sức khoẻ.
5. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Theo đó, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức dinh dưỡng hạng 4 được quy định như sau:
- Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh, của cộng đồng về các nhu cầu dinh dưỡng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sức khoẻ.
- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?