Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi hành vi cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt hành vi cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới là bao lâu? Trên đây là câu hỏi của anh Chí Bảo đến từ Đồng Nai.

Hành vi cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
....

Theo đó, việc cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc xin lỗi công khai người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đối với hành vi cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người này ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới và buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật này.

Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

 bình đẳng giới

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Hình từ Internet)

Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như thế nào?

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.

Căn cứ theo Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Theo đó, nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định cụ thể trên.

Thời hiệu xử phạt hành vi cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội vì định kiến giới là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, cụ thể hành vi cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội là một năm.

Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
Pháp luật
Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như thế nào? Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thông qua khi nào?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không? Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các vấn đề gì?
Pháp luật
Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Pháp luật
Công dân muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì phải nộp hồ sơ ứng cử trong thời hạn nào? Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì nộp hồ sơ ứng cử ở đâu?
Pháp luật
Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Luật sư đang làm đại biểu Quốc hội có được miễn nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng không? Thời gian xem xét quyết định này là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Khởi tố bị can là gì? Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội được quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội không? Trình tự chất vấn quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội
1,278 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại biểu Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào